Các ngân hàng hiện nay huy động tiền gửi ở nhiều kì hạn khác nhau, từ không kì hạn tới các kì hạn dài, nhiều nơi lên tới 6 năm.
Tuy nhiên, việc lựa chọn gửi tiền ở các kì hạn ngắn như 3 tháng lại được nhiều khách hàng thực hiện, đây là kì hạn không quá dài cũng không quá ngắn và phù hợp với đặc thù kinh doanh, vòng quay vốn của một số loại hình kinh doanh.
Ảnh minh họa. |
Theo khảo sát từ biểu lãi suất tiết kiệm niêm yết tại 30 ngân hàng trong nước, lãi suất tiền gửi tại quầy kì hạn 3 tháng tiếp tục dao động từ 5% - 5,5%/năm.
Mức lãi suất cao nhất ở kì hạn gửi 3 tháng là 5,5% áp dụng tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh như: Ngân hàng Bắc Á, HDank, ACB, VIB, MBBank, Sacombank, SHB, VietBank, DongA Bank, OceanBank, ABBank, OCB, PVcomBank, Saigonbank, SCB, VietABank (từ 100 triệu đồng trở lên), MSB và VPBank (gửi từ 1 tỉ đồng trở lên).
Trong khi đó, nhóm có lãi suất huy động thấp nhất ở kì hạn này (5%/năm) là 4 "ông lớn" Nhà nước gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV cùng với Eximbank và Techcombank (với số tiền gửi dưới 1 tỉ đồng).
Bảng so sánh lãi suất ngân hàng kì hạn 3 tháng mới nhất
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm 3 tháng chính xác năm 2019
Gửi tiết kiệm ngân hàng từ lâu đã là hình thức đầu tư an toàn và được tin dùng của người Việt Nam. Đặc biệt với sự bùng nổ của dịch vụ ngân hàng điện tử những năm gần đây, việc gửi tiết kiệm ngày càng phổ biến, và có xu hướng người trẻ bắt đầu tiết kiệm ngày càng sớm hơn.
Người dùng luôn mong muốn có được một khoản lợi nhuận thu về từ việc gửi tiết kiệm này. Số tiền lãi nhận được khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là số tiền gửi, kỳ hạn gửi và tỷ lệ lãi suất hiện hành. 3 thông tin này bạn có thể tham khảo trực tiếp trên website chính thức của ngân hàng dự định tham gia gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên, phần lớn ngân hàng hiện nay đều chưa có hệ thống để giúp người gửi tính toán số tiền lãi sẽ nhận được. Chính vì thế, bạn cần tự trang bị cho mình cách tính lãi suất gửi tiết kiệm 3 tháng để tối ưu hóa nguồn lợi nhuận của mình cũng như có sự cân nhắc, quản lý hợp lý.
Hiện nay, hai hình thức phổ biến nhất trên thị trường là gửi tiết kiệm không kỳ hạn và gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Với mỗi loại hình khác nhau sẽ có công thức tính lãi suất khác nhau.
Tất cả các ngân hàng hiện nay đều khuyến khích người dùng gửi tiết kiệm dài hạn nên thường mang đến các tỷ lệ lãi suất hấp dẫn trong thời gian dài. Điều này đồng nghĩa với việc, thời gian gửi càng lâu thì tỷ lệ lãi suất càng cao.
Ngân hàng sẽ làm gì khi đến hạn 3 tháng nhưng bạn chưa tất toán sổ tiết kiệm? Trong trường hợp đến hạn 3 tháng nhưng bạn lãi tất toán không đúng hạn thì lúc này tùy vào từng ngân hàng sẽ có cách xử lý khác nhau.
Trường hợp 1 là ngân hàng tự động gia hạn với số tiền gửi tiết kiệm mới bằng tổng số tiền gốc và tiền lãi kỳ trước, kỳ hạn vẫn là 3 tháng, còn lãi suất được áp dụng theo lãi suất hiện hành.
Trường hợp 2 ngân hàng vẫn tự động gia hạn, tuy nhiên số tiền gửi bằng số tiền gốc kỳ trước, tiền lãi sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn.
Hiện có 2 công thức tính tiền lãi suất gửi tiết kiệm với kỳ hạn 3 tháng cụ thể như sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày gửi/360.
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm)/12 x số tháng gửi.
Ví dụ: Bạn gửi 10 triệu đồng trong kỳ hạn 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9 với lãi suất là 5%/năm thì số tiền lãi bạn nhận được khi rút tiền đúng hạn sẽ là 10.000.000 x 5% x 90/360 = 125.000 VND.
Hoặc nếu tính theo công thức thứ 2 thì số tiền lãi là 10.000.000 x 5% x 3/12 = 125.000 VND.
Tuy nhiên, bạn chỉ nhận được số tiền lãi nói trên chỉ khi rút tiền đúng thời hạn theo ngân hàng quy định. Trong trường hợp có việc khẩn cấp phải rút tiền trước hạn, bạn vẫn nhận được số tiền lãi nhưng lúc này tỉ lệ cùng công thức tính lãi suất sẽ được tính theo gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn.
Ví dụ: Cùng là ví dụ trên nhưng đến tháng thứ 2 thì lúc này số tiền lãi bạn nhận được là 10.000.000 x 0,5% x 60/360 = 833.333 VND.
Chính vì lý do này, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính để có thể hưởng trọn vẹn tiền lãi suất trong kỳ hạn 3 tháng.
Theo Văn Khương/TBCK