Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực tài chính hoặc là một người quan tâm đến tài chính thì nhất định sẽ hay nghe về khái niệm giải ngân. Nhưng với nhiều người thì giải ngân là gì vẫn còn là một thuật ngữ khá mông lung. Chính vì vậy nội dung được chia sẻ trong bài viết dưới đây chúng tôi xin được tư vấn giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Giải ngân là thuật ngữ dùng trong ngân hàng |
Giải ngân là gì?
Nói về giải ngân thì đây là thuật ngữ được dùng đầu tiên bởi các luật sư ở Anh mục đích là chỉ ra các khoản thanh toán liên quan đến công việc mà họ đang tiến hành xử lý thay cho khách hàng của mình với bên thứ ba
Hiểu rộng hơn thì giải ngân ở đây sẽ là một hình thức thanh toán từ quỹ chuyên dụng hoặc là từ quỹ đại chúng. Có nghĩa là một khoản thanh toán bất kỳ nào đó của khách hàng sẽ được một bên trung gian đứng ra thay mặt thanh toán trước cho bên thứ ba. Nhưng sau đó thì sẽ được hoàn trả từ phía của khách hàng.
Điều kiện giải ngân
Để giải ngân thành công thì cần đảm bảo điều kiện như sau:
- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và thủ tục liên quan đến thuế GTGT cũng như là về chi phí giải ngân.
- Cần đảm bảo rằng chi phí liên quan sẽ thuộc về người mua chứ không phải thuộc về doanh nghiệp mình. Ở đây họ chỉ đóng vai trò chính là người đại diện cho người mua thanh toán cho bên thứ ba.
- Người mua cần phải nhận và đồng thời sử dụng dịch vụ bên thứ ba cung cấp và họ sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho bên thứ 3 cũng như ủy quyền thanh toán.
- Cuối cùng các khoản thanh toán cần được ghi riêng biệt trên hóa đơn để sau đó chỉ thu hồi chính xác số tiền đã thanh toán cho bên thứ 3.
Cần hiểu rõ các điều kiện giải ngân |
Tần suất giải ngân
Thực chất thì tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng và từng điều kiện khác nhau với chu kì riêng thì tần suất giải ngân sẽ khác nhau. Ví dụ như đối viên sinh viên thường các khoản giải ngân sẽ được diễn ra vào đầu học kỳ và người cho vay không phải là chỉ cung cấp tiền mỗi năm 1 lần mà trường cần phải giải ngân ít nhất là 1 lần cho mỗi học kỳ. Nếu như trường ở đây có kế hoạch học kỳ thì mỗi năm sẽ giải ngân 2 lần. Nhưng nếu như trường có kế hoạch theo quý thì mỗi năm sẽ được giải ngân 4 lần.
Và chính vì vậy thì các quy định giải ngân sẽ không chia ra nhất định về thời gian. Mỗi một đơn vị sẽ có thời điểm giải ngân riêng và nó sẽ lặp lại theo một vòng chu kỳ. Khách hàng họ sẽ được báo trước để có thể chuẩn bị đầy đủ về tài chính.
Quy trình giải ngân khi vay vốn
Quá trình giải ngân khi vay vốn sẽ được diễn ra theo 3 bước cơ bản dưới đây:
Đăng ký, nộp hồ sơ
Đây là bước đầu tiên sau khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn và sơ định về mục đích vay cũng như các điều kiện cơ bản thì chúng ta sẽ được phát một bộ hồ sơ vay miễn phí. Lúc này sẽ có nhân viên ngân hàng tận tình tư vấn và hướng dẫn cụ thể cùng bạn cách để hoàn thành hồ sơ và liệt kê đầy đủ giấy tờ một cách cần thiết nhất.
Sau khi đã đăng ký và làm xong hồ sơ thành công thì chúng ta nộp lại hồ sơ của mình.
Thẩm định hồ sơ vay vốn
Bộ hồ sơ đã được hoàn thành và nộp lên thì nó sẽ được chuyển đến bộ phận thẩm định. Lúc này thì nhân viên thẩm định căn cứ vào thông tin và các giấy tờ mà chúng ta cung cấp để xác minh, đối chiếu cùng các tiêu chí cho vay để từ đó đưa ra quyết định bạn có được phép vay hay không.
Nếu như hồ sơ được duyệt vay thì mức tiền cho vay tối đa sẽ là bao nhiêu và thời hạn vay ra sao, mức lãi khi vay được áp dụng như thế nào. Còn trong trường hợp hồ sơ chưa đạt sẽ được trả lại cho chúng ta và nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bổ sung những thiếu sót để chờ xét duyệt lần 2.
Thường với một hồ sơ thì quá trình thẩm định đạt hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như là:
- Khả năng tài chính: Nghĩa là một căn cứ để có thể biết được khả năng mà chúng ta có thể trả cả gốc lẫn lãi trong tương lai. Nếu hình thức vay theo lương thì căn cứ này sẽ dựa vào mức lương hiện tại của bạn cùng với thâm niên công tác cũng như là vị trí công tác dựa vào bảng lương mà bạn tiến hành cung cấp trong hồ sơ.
- Về địa điểm cư trú: Nếu như một hộ khẩu thuộc thành phố và ở khu vực trung tâm thì nó đơn nhiên rằng sẽ có nhiều ưu thế hơn à với những địa điểm khác. Vì vậy yếu tố xác minh địa điểm cư trú cũng đóng vai trò rất quan trọng.
- Về độ uy tín tín dụng: Ở đây có nghĩa là trường hợp bạn từng vay vốn ở bất cứ một đơn vị nào thì nó đều sẽ lưu đầy đủ thông tin tại tín dụng Việt Nam. Nên nếu như hồ sơ tín dụng cũ bạn ở dạng “sạch” nghĩa là thanh toán đúng hạn thì điểm uy tín của bạn được đánh giá cao để hồ sơ bây giờ dễ dàng được duyệt. Nhưng ngược lại nếu hồ sơ của bạn thuộc dạng xấu và từng thanh toán trễ hạn thì sẽ khó khăn khi thông qua.
Phê duyệt hồ sơ và giải ngân vốn vay
Cuối cùng sau khi chuyên viên của ngân hàng đã thẩm định xong thì sẽ đưa ra báo cáo về việc đề xuất tín dụng để trình lên cấp trên nhằm xin phê duyệt. Ngoài ra với các trường hợp đặc biệt mà chủ yếu là các khoản vay tiền lớn thì sẽ cần đến một bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định lại hồ sơ khách hàng mục đích đảm bảo khách quan và minh bạch. Và cuối cùng dựa vào hồ sơ cũng như thông tin của khách hàng thì các cấp thẩm quyền sẽ phê duyệt đề xuất đưa ra và hoàn tất.
Lúc này chúng ta sẽ chờ quyết định của ngân hàng và nếu thành công có tiền giải ngân xuất quỹ thì ngân hàng sẽ liên hệ để chúng ta nhận số tiền được vay.
Nội dung trình bày trên đây chúng tôi mong là đã giúp bạn tìm ra được đáp án giải ngân là gì và một vài thông tin liên quan. Đón đọc thêm các bài viết khác của chúng tôi để được cung cấp thêm nhiều thông tin quan trọng khác!
Nguồn ảnh: Internet
Theo VOH