Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là một chiến lược tổng quát về hoạt động kinh doanh của một đơn vị kinh doanh. Trong mô hình daonh nghiệp nhỏ, có duy nhất 1 ngành nghề dịch vụ, chỉ có 1 chiến lược kinh doanh; với mô hình kinh doanh đa ngành, doanh nghiệp có thể có nhiều chiến lược kinh doanh cho từng ngành cụ thể.
Chiến lược kinh doanh xác định các mục tiêu và phương hướng kinh doanh trong trung hạn (2 năm, 3 năm) và dài hạn (5 năm) và được quán triệt một cách đầy đủ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Khái niệm tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp vẫn còn khá mới mẻ với thị trường doanh nghiệp trong nước. |
Các bước triển khai chiến lược kinh doanh
Bước 1: Phân tích tình thế chiến lược của doanh nghiệp
Bước 2: Định hướng chiến lược Kinh doanh
Bước 3: Xây dựng Bản đồ chiến lược
Bước 4: Xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm
Bước 5: Tổng kết, đánh giá
Tư vấn chiến lược là gì?
Các nhà tư vấn chiến lược của doanh nghiệp thường sẽ đưa ra những lời khuyên,tư vấn liên quan đến những quyết định cấp cao dựa vào kiến thức chuyên sâu để mang lại cho doanh nghiệp kết quả tốt nhất. Chúng ta cũng có thể hiểu tư vấn chiến lược là một dạng của tư vấn quản lý và phụ trách những mảng tư vấn ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp. Ví dụ như, doanh nghiệp đang muốn đóng cửa một trong những nhà máy sản xuất vì muốn tiết kiệm ngân sách trong thị trường đang xuống dốc, nhà lãnh đạo sẽ tìm đến các chuyên gia tư vấn chiến lược để cân nhắc xem nên đóng cửa nhà máy nào và chi phí họ có thể tiết kiệm là bao nhiêu.
Tại sao doanh nghiệp cần tìm đến các chuyên gia tư vấn chiến lược?
Các chuyên gia tư vấn thường đưa ra các quyết định quan trọng từ mọi góc độ và có ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Họ có khả năng giải quyết yêu cầu và vấn đề trong doanh nghiệp khi các nhà lãnh đạo không thể kiểm soát hết các hoạt động. Ngoài ra, các chuyên gia cũng có thể cung cấp các giải pháp chuyên sâu trong một ngành nghề và chủ đề nhất định, chẳng hạn như định vị trên thị trường hoặc tái cấu trúc.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp lý. Ví dụ, trong quá trình liên doanh giữa hai doanh nghiệp, nhà tư vấn sẽ có trách nhiệm tìm hiểu thông tin từ hai bên để đưa ra những chiến lược hợp lý trước khi hợp đồng giao dịch ký kết.
Một nhà tư vấn chiến lược tài ba hội tụ rất nhiều kỹ năng. |
Những kĩ năng nào mà một nhà tư vấn chiến lược cần có?
Kỹ năng phân tích: Có khả năng thu thập, phân tích lượng dữ liệu lớn, đánh giá các vấn đề, đưa ra các giải pháp và diễn giải thông tin ở các cấp độ khác nhau.
Kỹ năng giao tiếp: Nghề tư vấn cần sự tập trung vào khách hàng trong một thời gian nhất định để có thể hiểu rõ các vấn đề mà khách hàng cần giải quyết. Ngoài ra, các nhà tư vấn cần có khả năng tạo dựng các mối quan hệ, khả năng thuyết phục và trì hoãn, từ chối khi cần thiết..
Quản lý thời gian: Các chuyên gia tư vấn chiến lược cần có kỹ năng quản lý thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc kịp thời gian đã định
Tính linh hoạt: Các chuyên gia tư vấn chiến lược luôn cần sẵn sàng học hỏi và tìm cách cải thiện những kỹ năng của mình.
Doanh nghiệp nào cần được tư vấn chiến lược kinh doanh?
Các doanh nghiệp đang ở trong tình trạng dưới đây, cần được tư vấn chiến lược kinh doanh ngày để tránh nguy cơ bất lợi:
Tất cả chiến lược, cách làm đều chỉ ở trong đầu của chủ doanh nghiệp. Nhân sự cấp dưới không có Văn bản hướng dẫn để thực thi mục tiêu. Đây là một trong những vấn đề lớn, nổi cộm và phổ biến ở doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ. Điều này dẫn đến hệ quả là đội ngũ cấp trung chỉ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn (doanh thu tháng/ quý) mà không hề có tầm nhìn xa để thực thi các mục tiêu dài hạn.
Doanh nghiệp đã biết quy trình, phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh, tuy nhiên các chiến lược đưa ra không có khả năng thực thi hoặc không phù hợp với mục tiêu; thậm chí bản thân doanh nghiệp cũng tự nhận ra không khả thi.
Lý do: Bộ phận tham gia xây dựng chiến lược chưa có cái nhìn đầy đủ về thị trường, thiếu khả năng nghiên cứu và phân tích thị trường, xác định giai đoạn của thị trường và các xu hướng, thiếu các số liệu cần thiết để có thể xây dựng nên một bản chiến lược hoàn thiện.
Doanh nghiệp muốn mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình hay chuẩn bị tung ra một dòng sản phẩm mới mà chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này.
Doanh nghiệp đã đạt được một số thành công nhất định trong quá trình kinh doanh, nhưng loay hoay chưa thể cất cánh mà không xác định được nguyên nhân.
Nguồn:
1. consulting.ocd.vn
2. thanhs.com.vn