Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 27/04/2024

Nhận dạng khuôn mặt tại Trung Quốc: Nhiều rủi ro tiềm ẩn

Mai Hương 14:57 06/12/2019

Người dân Trung Quốc hiện sẽ phải quét mặt để bổ sung dữ liệu nhận diện danh tính khi đăng ký số điện thoại mới. Từ 1/12, người dân nước này phải quét mặt bằng công nghệ mới để xác nhận gương mặt.

Trung Quốc đã từng sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để khảo sát dân số. Trung Quốc được xem là quốc gia đi đầu về công nghệ nhận diện khuôn mặt, tuy nhiên việc áp dụng mạnh mẽ trên toàn quốc trong những năm gần đây đã gây ra tranh cãi.

Mua sim phải...quét mặt để nhận diện danh tính

Đặc biệt, gần đây, nhiều người dân Trung Quốc phản đối việc họ sẽ phải quét mặt để bổ sung dữ liệu nhận diện danh tính khi đăng ký số điện thoại mới. Thông thường, khi đăng ký điện thoại hoặc hợp đồng dữ liệu viễn thông mới, người dân Trung Quốc phải trình chứng minh nhân dân (cũng giống như ở nhiều quốc gia khác) và phải nộp ảnh chụp.

Tuy nhiên, từ ngày 1/12, người dân nước này phải quét mặt bằng công nghệ mới để xác nhận rằng gương mặt của họ khớp hoàn toàn với CMND được cung cấp. Người dân Trung Quốc hiện sẽ phải quét mặt để bổ sung dữ liệu nhận diện danh tính khi đăng ký số điện thoại mới.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết, biện pháp này sẽ ngăn chặn hành vi mua bán thẻ sim cũ, đồng thời bảo vệ người dân khỏi nguy cơ bị đánh cắp danh tính.

Chính quyền Trung Quốc cho biết luật nói trên được áp dụng để "bảo vệ quyền lợi hợp pháp và lợi ích của người dân trên không gian mạng". Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết, biện pháp này sẽ ngăn chặn hành vi mua bán thẻ sim cũ, đồng thời bảo vệ người dân khỏi nguy cơ bị đánh cắp danh tính.

Các điều luật được áp dụng bởi Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc nhằm "củng cố" hệ thống và đảm bảo rằng chính phủ có thể xác định mọi người sử dụng điện thoại.

Jeffrey Ding, một nhà nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc tại Đại học Oxford, nói một trong những nguyên nhân để Bắc Kinh làm như vậy là để xóa bỏ những tài khoản điện thoại và tài khoản mạng nặc danh, tăng cường an ninh mạng và giảm thiểu lừa đảo.

Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể có những nguyên nhân khác. Ông Ding cho rằng đây cũng là cách để Trung Quốc theo dõi hoạt động của người dân.

Người Trung Quốc có đang bị xâm phạm đời tư?

Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại công nghệ nhận diện khuôn mặt đang được thực hiện mà thiếu biện pháp bảo mật phù hợp.

Theo Giáo sư Lao Dongyan của Đại học Thanh Hoa, không giống các dạng thông tin sinh học khác như dấu vân tay hay DNA, dữ liệu khuôn mặt có thể bị thu thập mà người dùng không biết hoặc không chấp thuận.

"Quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân trong luật hình sự là chưa đủ", Giáo sư Lao Dongyan nhận định. "Chúng tôi gần như không biết liệu dữ liệu cá nhân đang được thu thập, lưu trữ và sử dụng có tuân thủ yêu cầu pháp lý hay không".

"Theo luật pháp và quy định của Trung Quốc, việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân cần sự chấp thuận của người dùng, nhưng thực tế, các công nghệ nhận diện khuôn mặt đang được sử dụng rộng rãi trong khi người dùng hiếm khi biết về chúng", Giáo sư Dongyan nói thêm.

Khuôn mặt của nhiều người Trung Quốc bị quét hàng trăm lần mỗi ngày nhưng họ không hề hay biết. Ảnh: Reuters.

Những lo ngại của Giáo sư Dongyan không phải là không có cơ sở, khi thực tế, camera giám sát với công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại Trung Quốc được sử dụng trong mọi hình thức giám sát, từ xác định người đi bộ sai luật đến ngăn chặn trộm cắp giấy trong nhà vệ sinh công cộng.

Camera còn được dùng để sàng lọc người vào ra khuôn viên làm việc, khu dân cư và ga tàu điện ngầm. Số lượng máy quay trong hệ thống CCTV ở Trung Quốc đã lên đến khoảng 200 triệu. Con số này được dự đoán tăng lên 626 triệu vào năm 2020.

Ngày 30/11, CCTV, đài truyền hình quốc gia Trung Quốc đưa tin, nhiều ứng dụng Trung Quốc đang thu thập trái phép dữ liệu nhận diện khuôn mặt mà không thông báo cho người dùng.
People’s Daily cũng cảnh báo về vụ rao bán công khai 5.000 dữ liệu khuôn mặt với giá chỉ 10 nhân dân tệ (tương đương 33.000 đồng). Trang tin này cho rằng người dùng "nên có quyền từ chối khi được yêu cầu quét khuôn mặt".

Hệ thống camera giám sát với công nghệ nhận dạng khuôn mặt xuất hiện dày đặc tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Như vậy, có thể thấy giá trị thương mại trong việc quét và thu thập dữ liệu khuôn mặt. Tuy nhiên, ngoài những rủi ro có thể đem lại trong việc rò rỉ thông tin dữ liệu khuôn mặt, thì nhiều điều khủng khiếp hơn hoàn toàn có thể xảy ra.

"Những rủi ro nằm ngoài sức tưởng tượng nếu dữ liệu khuôn mặt của bạn lọt vào tay bọn tội phạm", giáo sư Lao Dongyan giải thích. "Các tài khoản ngân hàng dễ dàng bị hack và khuôn mặt có thể bị ghép vào các video khiêu dâm với công nghệ deepfake".

Hai ứng dụng ví điện tử lớn nhất Trung Quốc là WeChat Pay và Alipay đều cho phép người dùng thanh toán bằng cách quét khuôn mặt của họ tại các địa điểm giao dịch có trang bị camera.

Hồi đầu năm nay, cuộc điều tra của báo The Beijing News phát hiện nhiều dịch vụ cho phép người dùng ghép khuôn mặt người nổi tiếng hoặc nhân vật giải trí vào hình ảnh các ngôi sao khiêu dâm với giá dưới 1 USD.

Tuy nhiên, một số nhược điểm cũng đã xuất hiện. Đầu năm nay, một giáo sư đại học đã kiện một công viên hoang dã vì bắt buộc tất cả các du khách phải quét mặt. Vụ việc đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận lớn về việc thu thập dữ liệu công dân quy mô lớn.

Hồi tháng 9, Bắc Kinh cho biết sẽ "giới hạn" công nghệ nhận diện khuôn mặt ở trường học sau khi có các báo cáo cho biết một trường đại học đã áp dụng công nghệ này để điểm danh và quản lí hạnh kiểm sinh viên.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/nhan-dang-khuon-mat-tai-trung-quoc-nhieu-rui-ro-tiem-an-d66510.html

Bạn đang đọc bài viết Nhận dạng khuôn mặt tại Trung Quốc: Nhiều rủi ro tiềm ẩn tại chuyên mục Tin tức quốc tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức quốc tế
Dự án chợ Việt Nam (Vietnam Market) tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) dự kiến được mở vào tháng 3/2020. Chợ được hình thành trên cơ sở nhu cầu có thực đối với hàng hóa và DV của Việt Nam tại Malaysia