Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 26/04/2024

Vietnam Airlines: Nợ ngắn hạn đã vượt qua tài sản ngắn hạn

Mai Hương(T/H) 09:41 02/09/2020

Trong báo cáo soát xét vừa được công bố, các kiểm toán viên đặt vấn đề về khả năng hoạt động liên tục của Tổng CTCP Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN).

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét giữa niên độ 2020, được kiểm toán bởi Công ty Deloitte. Trong báo cáo soát xét vừa được công bố, các kiểm toán viên đặt vấn đề về khả năng hoạt động liên tục của Tổng CTCP Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN).

Phía kiểm toán viên cho biết nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines tại ngày 30/6 đã vượt qua tài sản ngắn hạn với số tiền lên đến 18.444 tỷ đồng.

Trong kỳ hoạt động 6 tháng đầu năm, hãng hàng không quốc gia lỗ 6,678 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 5,362 tỷ đồng. Dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Hiện dịch bệnh COVID-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines.

“Khả năng hoạt động liên tục của VNA sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp cũng như diễn biến của dịch COVID-19”, báo cáo của Deloitte nêu.

Bên cạnh đó, phía kiểm toán cũng cho biết dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng hàng không này.

Thực tế, sau dịch COVID-19 kéo dài, đối diện với những thiệt hại nói chung của ngành hàng không, hoạt động liên tục của Vietnam Airlines được đánh giá sẽ phải phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của cổ đông nhà nước hiện chiếm tới 86,19% vốn điều lệ.

Trong bối cảnh nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới phải tuyên bố phá sản, Vietnam Airlines vẫn trụ được nhờ có được nguồn tài chính lành mạnh được tích luỹ từ nhiều năm. Tại thời điểm đầu năm 2020, hãng đang có 4.000 tỷ đồng tiền mặt trong tài khoản nhờ kết quả kinh doanh năm 2019 ấn tượng với khoản lợi nhuận hợp nhất trước thuế lên tới 3.389 tỷ đồng.

Tuy vậy, dịch COVID-19 khiến ngành hàng không Việt Nam tụt hậu 5 năm, trong đó không ngoại trừ Vietnam Airlines. Lãnh đạo của Vietnam Airlines cũng thừa nhận, COVID-19 đã làm đảo lộn mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của hãng ít nhất trong vòng 3 – 4 năm tới.

Theo báo cáo sau soát xét, các chỉ tiêu không thay đổi quá nhiều. Chi phí lãi vay được điều chỉnh lên 527 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với số trước khi soát xét. Phần chi phí quản lý doanh nghiệp được điều chỉnh tăng 6% lên mức 693 tỷ đồng. Kết quả là Vietnam Airlines lỗ 6,559 tỷ đồng, nhích nhẹ hơn so với con số trước đó.

Kế hoạch ứng phó khủng hoảng

Theo báo cáo sau soát xét, các chỉ tiêu không thay đổi quá nhiều. Chi phí lãi vay được điều chỉnh lên 527 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với số trước khi soát xét.

Phần chi phí quản lý doanh nghiệp được điều chỉnh tăng 6% lên mức 693 tỷ đồng. Kết quả là Vietnam Airlines lỗ 6,559 tỷ đồng, nhích nhẹ hơn so với con số trước đó.

Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết, trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, HĐQT và Ban giám đốc đã phải triển khai các kế hoạch ứng phó khủng hoảng để duy trì khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Trong tháng 5 và 6, hãng đã mở thêm 22 chặng bay trong nước, duy trì thị phần khách nội địa. Hãng cũng thực hiện biện pháp tăng chuyến bay chở hàng trong giai đoạn suy giảm vận tải hành khách quốc tế để bù đắp phần thiếu hụt.

Ngoài ra, doanh nghiệp đã đàm phán thành công việc giãn, hoãn nợ vay; tìm kiếm các nguồn thu khác như thành lý máy bay, bán và thuê lại máy bay, thanh lý các khoản đầu tư. Trong năm nay, Vietnam Airlines đã bàn giao 3/5 máy bay A321 CEO thuộc hợp đồng thanh lý 5 máy bay đã ký từ năm 2019 thu được 365 tỷ đồng.

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra trong tháng 8, cổ đông Vietnam Airlines đã chấp nhận phương án không chia cổ tức, không trích quỹ đầu tư phát triển để dành nguồn tiền duy trì hoạt động kinh doanh.

Cổ đông công ty cũng đồng ý thanh lý 9 máy bay A321 CEO sản xuất năm 2007-2008 trong giai đoạn 2020-2021.

Năm nay, Vietnam Airlines dự kiến đạt doanh thu hợp nhất là 40.586 tỷ đồng, bằng 40,5% so với kết quả năm 2019, trong đó công ty mẹ đạt 32.535 tỷ đồng. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam dự kiến trình kế hoạch lỗ trước thuế hợp nhất 15.177 tỷ đồng và lỗ ròng công ty mẹ là 14.487 tỷ đồng.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/vietnam-airlines-no-ngan-han-da-vuot-qua-tai-san-ngan-han-d81689.html

Bạn đang đọc bài viết Vietnam Airlines: Nợ ngắn hạn đã vượt qua tài sản ngắn hạn tại chuyên mục Doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Doanh nghiệp