Hà Nội, Thứ Năm Ngày 02/05/2024

'Hộ chiếu vàng' đảo Síp đắt đỏ cỡ nào?

DTVN 12:07 31/08/2020

Việc ông Phạm Phú Quốc - đại biểu Quốc hội TP. HCM khóa XIV có tên trong danh sách người có hộ chiếu của đảo Síp đang thu hút sự chú ý trên truyền thông trong thời gian qua.

Ông Phạm Phú Quốc là ai?

Hãng thông tấn Al Jazeera mới đây đưa tin, hàng chục quan chức cấp cao một số nước và gia đình của họ đã mua “hộ chiếu vàng” này từ cuối 2017 đến cuối 2019 (thời điểm Al Jazeera thu thập được hồ sơ), trong đó có Đại biểu Quốc hội TP.HCM Phạm Phú Quốc. Ông Quốc được cho đã có hộ chiếu Cyprus vào tháng 12/2018 cùng vợ.

Theo báo Dân Việt, ông Phạm Phú Quốc từng có thời gian 10 năm công tác ở Tổng công ty Bến Thành, hơn 2 năm ở Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) và mới được điều chuyển về Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) với nhiệm kỳ 5 năm.

Đầu tháng 12/2019, UBND TP.HCM đã ra quyết định điều động và bổ nhiệm ông Phạm Phú Quốc giữ chức vụ Thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Ông Phạm Phú Quốc được điều động về Công ty Tân Thuận để thay thế ông Tề Trí Dũng - người đã bị khởi tố và bắt tạm giam vào giữa tháng 5/2019 vì tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Dưới sự điều hành của ông Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận (IPC) lãi lớn trong nửa đầu năm 2020 dù doanh thu "lẹt đẹt".

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Công ty Tân Thuận, doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 dù chưa tới 20 tỷ đồng, giảm 10% nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này lại đạt gần 663 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế hoạt động của công ty mẹ Tân Thuận không quá phức tạp với doanh thu thuần thu chủ yếu từ cho thuê văn phòng. Tuy nhiên điểm hấp dẫn nhất ở doanh nghiệp này chính là nguồn thu khổng lồ từ các đơn vị thành viên.

Cụ thể trong nửa đầu năm nay, thu nhập khác từ lợi nhuận được chia của các đơn vị thành viên lên đến 644 tỷ đồng, gấp 3,4 lần cùng kỳ năm 2019. Trong đó nổi bật nhất là nguồn thu từ công ty Phát triển Phú Mỹ Hưng.

Tổng tài sản Công ty Tân Thuận cuối tháng 6 là 5.682 tỷ đồng. Tính chất đầu tư thể hiện rõ như khoản đầu tư tài chính dài hạn lên đến 1.783 tỷ đồng, chi phí xây dựng dở dang 1.495 tỷ đồng (chủ yếu là dự án dở dang của các đơn vị thành viên). Tiền và tiền gửi ngân hàng ngắn hạn 1.228 tỷ đồng, chiếm 64% tài sản ngắn hạn.

Được biết, trước khi trở thành Tổng giám đốc của Công ty Tân Thuận, ông Phạm Phú Quốc cũng đã làm Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV tại Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM (HFIC). Dưới sự điều hành của ông Quốc, lợi nhuận sau thuế của HIFC năm 2016 và 2017 cũng đều ghi nhận tăng trưởng. Năm 2017 cũng là năm HFIC đạt mức lợi nhuận sau thuế cao nhất của doanh nghiệp này trong nhiều năm trở lại đây (1.513 tỷ đồng).

Không chỉ vậy, dấu ấn của ông Phạm Phú Quốc tại HIFC còn được ghi nhận qua thương vụ bán 15% cổ phần tại CTCP Sài Gòn Kim Cương (Saigon Diamond Corp) cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để giảm sở hữu xuống còn 25%.

Hộ chiếu đảo Síp quyền lực thế nào?

Việc ông Phạm Phú Quốc - đại biểu Quốc hội TP. HCM khóa XIV có tên trong danh sách người có hộ chiếu của đảo Síp đang thu hút sự chú ý trên truyền thông.

Bởi lẽ, để sở hữu hộ chiếu của đảo Síp phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ. Được biết, mức giá để mua quyền công dân tại Quốc đảo Síp được là khoảng 2,5 triệu USD (tương đương khoảng 58 tỷ đồng).

Trong khi đó, theo báo cáo do ông Phạm Phú Quốc ký trình UBND TPHCM về chế độ tiền lương, tiền thưởng của Tân Thuận - IPC thì mức thu nhập bình quân của người lao động tại công ty này ở mức khá cao.

Cụ thể, thu nhập người lao động ở Tân Thuận - IPC đạt từ hơn 25 triệu đồng đến trên 27 triệu đồng/người/tháng (năm 2018 là 27,38 triệu đồng và năm 2019 có kế hoạch giảm xuống còn khoảng 25,06 triệu đồng/người/tháng). Năm 2020, công ty này chưa có báo cáo cụ thể.

Còn mức giá để mua quyền công dân tại Quốc đảo Síp được hãng thông tấn Al-Jazeera nêu là khoảng 2,5 triệu USD (tương đương khoảng 58 tỷ đồng).

Như vậy, viên chức quản lý tại Công ty Tân Thuận (IPC), phải mất tới 90 năm mới “tích” được khoản tiền tương đương mức giá để mua “hộ chiếu vàng” Cyprus (đảo Síp).

Đảo Síp, tên tiếng Anh là Cyprus, là quốc đảo thuộc Tây Á nằm ở phía Nam của bán đảo Anatolia, lớn thứ ba ở Địa Trung Hải và là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất Châu Âu với hơn 2.4 triệu du khách mỗi năm.

Cộng hoà Cyprus cũng là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trong vùng với nền kinh tế dịch vụ phát triển, tỷ lệ tội phạm thấp, chất lượng cuộc sống cao, cơ sở hạ tầng phát triển, cơ sở y tế, kinh doanh hiện đại, khu mua sắm, thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa cùng hệ thống giáo dục đa dạng nhiều nhiều trường tư và đại học tiếng Anh. Được đánh giá là quốc gia an toàn nhất Châu Âu; an toàn xếp thứ 5 thế giới, Cyprus là nơi lý tưởng đế đầu tư kinh doanh và sinh sống. Cyprus có vị trí chiến lược của đảo quốc Địa Trung Hải, khí hậu ấm áp, cơ sở hạ tầng xuất sắc, cơ sở hạ tầng du lịch ưu hạng và những chính sách thuế lý tưởng cho các doanh nghiệp.

Vào năm 2004, Cộng hòa Cyprus (còn gọi là đảo Síp) gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Kể từ đó, hộ chiếu Cyprus trở thành một trong top 20 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới và được xem là " hộ chiếu vàng" đảo Cyprus.

Khi sở hữu hộ chiếu đảo Síp, người dân có thể đi lại, làm việc và giao dịch ngân hàng trên khắp EU.

Những người này sẽ trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.

Minh Tuệ (T/H)/SHTT

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/ho-chieu-vang-dao-sip-dat-do-co-nao-d81621.html

Bạn đang đọc bài viết 'Hộ chiếu vàng' đảo Síp đắt đỏ cỡ nào? tại chuyên mục Doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Doanh nghiệp