Vợ chồng ông M từ Bình Dương đến Thủ Đức lúc hơn 8h sáng. "Tối qua giờ mất ngủ vì lo lắng. Bao nhiêu tiền dành dụm của vợ chồng tôi đều đổ vô đây hết, không biết có cơ hội nhận lại được không?" - ông M đặt câu hỏi với mọi người.
Ông cho biết gia đình mua một lô đất của công ty Alibaba giá hơn 300 triệu đồng ở Hồ Tràm (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu). Theo đó, còn 3 tháng nữa mới đến hạn nhận tiền lãi và gốc theo hợp đồng. Giờ giám đốc công ty bị bắt, cơ hội được nhận lại tiền quá mong manh.
Nhiều khách hàng lo lắng đến trụ sở Công ty Alibaba ngồi chờ |
Ông Hoàng, một khách hàng khác, cho biết 6 tháng nữa hợp đồng của ông mới đến hạn nhận tiền. Ông kể khi tìm hiểu mua đất, công ty nói rõ đất do công ty mua nhưng đứng tên cá nhân. Sau khi làm thủ tục phân lô tách thửa sẽ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
"Vì vậy khi báo chí đăng công ty Alibaba không đứng tên đất ở vị trí các dự án, chúng tôi không lo lắng gì. Giờ anh em ông Luyện bị bắt, ai cũng bất ngờ, chắc cơ hội lấy được tiền không nhiều", ông Hoàng nói.
Một nam khách hàng thắc mắc việc anh mua đất một dự án ở Đồng Nai của công ty Alibaba và trên hợp đồng ghi là đất thổ cư, nhưng khi mang hợp đồng đến hỏi cơ quan chức năng có thẩm quyền thì được trả lời là đất trồng cây cách ly và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Khi anh liên hệ công ty để hỏi về vấn đề trên thì bị cho "leo cây" liên tục.
Chị H., không giấu được vẻ mặt lo lắng bởi chị cũng là người đã đầu tư cùng thời điểm với anh T. tại dự án của Công ty Alibaba tại Vũng Tàu. Nhưng tới nay, chị vẫn chưa lấy được tiền và số phận khoản đầu tư này chưa biết sẽ ra sao.
Cầm trên tay chiếc điện thoại, chị H. liên tục gọi điện cho nhân viên môi giới đã bán đất nền cho mình, nhưng kết quả chị nhận được chỉ là những hồi chuông dài, không ai bắt máy.
Cùng tâm trạng với chị H., là hàng trăm khách hàng đang đội mưa đứng trước trụ sở công ty Aibaba lúc này. Họ đến từ nhiều quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, thậm chí cả các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai... Điều họ mong muốn giờ đây không phải là những khoản lời lãi hấp dẫn như những lời hứa hẹn bay bổng của Alibaba, mà có lẽ chỉ là lấy lại được số tiền đã bỏ ra.
Theo một số khách hàng, chiều 18/9, sau khi báo chí thông tin các lãnh đạo Công ty Alibaba bị bắt, nhiều người gọi đến Công ty Alibaba để hỏi thông tin và được nhân viên kinh doanh của công ty này trấn an: "Khi nghe tin lãnh đạo Công ty Alibaba bị bắt, chúng tôi như ngồi trên đống lửa vì tới đấy không biết tiền mình đã đóng cho họ có được trả lại không ", một khách hàng nói.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Như, Phó Tổng giám đốc Công ty Alibaba đã có mặt tiếp xúc với phóng viên. Bà Như, cho biết: “Từ sáng đến giờ, anh quan sát cũng đã thấy lãnh đạo và các nhân viên luôn phải thường trực, tất bật để tiếp khách hàng, giải thích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tôi đang phụ trách công ty. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thành viên chủ chốt khác của Công ty Alibaba mà cần phải lấy ý kiến của họ. Do vậy, tôi sẽ trao đổi với họ rồi sẽ phản hồi sau”.
Luật sư Cồ Lê Huy (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định vụ việc này nếu xác định là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì các hợp đồng dân sự mà Alibaba ký với khách hàng sẽ bị vô hiệu. Tuy nhiên, theo luật sư, người nào chiếm đoạt thì phải khắc phục hậu quả.
Luật sư cũng cho rằng đối tượng của hợp đồng Alibaba ký với khách là những mã lô “Lk 12-12..." do Công ty Alibaba tự vẽ bản đồ quy hoạch và tự đặt ra mà không được bất kỳ cơ quan nào cấp phép, không thể chỉ vị trí thực tế ngoài thực địa.
Do vậy, theo quy định và quan điểm của luật sư thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015. Lúc này, khách hàng sẽ bị thiệt thòi vì theo quy định, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận mà trên thực tế có nhiều khách hàng chưa được phía Alibaba hoàn trả các khoản tiền đầu tư.
Trường hợp Công ty Alibaba chây ì trong việc hoàn trả hoặc không hoàn trả thì khách hàng là bên chịu thiệt thòi.
Luật sư Hà Hải (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng nếu các hợp đồng mà Alibaba ký là với tư cách pháp nhân thì không bị vô hiệu dù ông Luyện (chủ tịch HĐQT) và ông Lĩnh (tổng giám đốc) bị bắt.
Để xác định hợp đồng có bị vô hiệu hay không, vô hiệu một phần hay vô hiệu toàn bộ, theo luật sư Hải còn tùy thuộc vào quá trình điều tra của cơ quan chức năng. Nếu xác định thủ đoạn là lừa đảo thì có thể hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
Trước đó, căn cứ chỉ đạo của Bộ Công an và kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (ở TP.HCM) và các công ty có liên quan trong việc quảng cáo phân lô, bán đất nền trên địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận.
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi, tổng giám đốc Công ty Alibaba, ngụ Gia Lai, tạm trú quận Thủ Đức) để điều tra hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015.
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cũng tiến hành các thủ tục khám xét, bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) để điều tra liên quan vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Alibaba. Ông Luyện là anh ruột của bị can Lĩnh.