Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 26/04/2024

Những bài học đắt giá trong hợp tác kinh doanh

DTVN 10:26 15/10/2019

Có rất nhiều doanh nghiệp vượt trội được tạo nên dựa trên các mối quan hệ hợp tác kinh doanh ăn ý. Và ngược lại, cũng có không ít các doanh nghiệp lớn bị phá hủy bởi các đối tác không phù hợp.

Kiểm tra tài chính thực tế của người hùn hạp

Người rủ hợp tác cần được kiểm tra kỹ nếu họ có tiền thì "bánh vẽ" đẹp cỡ nào bạn cũng không nên tham gia. Bởi nếu thua lỗ thì bạn phải gánh nợ thêm phần của họ, trường hợp phát triển tốt, họ là người "tay không bắt giặc" nhưng lại được hưởng lợi.

Luôn đảm bảo nguyên tắc ký kết bằng giấy tờ.

Một trong những sai lầm lớn nhất, chúng ta hay mắc phải khi ký kết hợp tác là không làm rõ các điều khoản về vai trò, giới hạn, bồi thường, cũng như chiến lược hoàn vốn của các bên bằng văn bản.

Bạn bè rủ hùn hạp dù có tỏ vẻ thân thiết cỡ nào cũng phải nhất quyết ký giấy tờ thoả thuận công việc từng người, số cổ phần tương ứng trước khi bỏ tiền ra góp...Vì đến khi quán hoặc công ty có lợi nhuận, thì nó là miếng mồi thơm thúc đẩy lòng tham của con người. Lúc đó bạn có thân cỡ nào thì người hợp tác cũng kiếm cớ để đẩy bạn ra.

Sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hợp tác là rất quan trọng, nhưng sự rõ ràng bằng văn bản khi tiến hành hợp tác cũng quan trọng không kém. Chúng ta sẽ có cách hiểu và diễn giải khác nếu các điều khoản này không được hệ thống lại bằng văn bản

Ngoài ra, khi ký bất cứ hợp đồng nào liên quan đến dự án kinh doanh đã hùn hạp, bắt buộc bạn phải là người cùng tham gia, đồng ký tên. Trường hợp đối tác viện cớ này nọ thì yêu cầu ký bổ sung phụ lục hợp đồng có tên bạn.

Nếu bạn đang nghĩ đến chuyện hợp tác cùng doanh nghiệp nào đó, bạn hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Chọn kỹ người muốn hợp tác

Bạn phải kiểm tra kỹ nhân cách của người chuẩn bị hùn hạp xem họ là người được đánh giá thế nào? Phải tỉnh táo để ý tất cả những chi tiết diễn ra xung quanh họ, tuy nhỏ nhặt nhưng phản ánh chân thực nhất con người của đối tượng sẽ làm ăn chung. Những người nóng nảy, độc đoán thích làm theo ý riêng... tuyệt đối không nên hợp tác vì chắc chắn sẽ rạn nứt và đỗ vỡ.

Trao đổi cởi mở, thẳng thắn

Quan hệ hợp tác là dựa trên mối quan hệ lâu dài và các bên cùng có lợi (win-win). Hợp đồng chỉ đơn giản là ghi lại sự đồng thuận của các bên và là chính sách bảo hiểm khi vị trị lãnh đạo thay đổi. Để đạt được điều này, chúng tôi cần ngồi xuống để bàn bạc và làm rõ 2 điều:

Một, những giá trị cốt lõi. Rà soát lại sự đồng thuận và cho cả hai bên phát triển sự tin tưởng lẫn nhau qua việc hiểu rõ các yếu tố then chốt tác động đến đối tác. Đó sẽ là nền tảng vững chắc khi gặp khó khăn hoặc khi mối quan hệ trở nên căng thẳng trong quá trình hợp tác.

Hai, hành trang của doanh nghiệp. Chia sẻ hành trang mình mang đến khi hợp tác kinh doanh, để chắc chắn rằng chúng tôi đang bắt đầu đúng hướng. Nó gồm sơ lược những kỳ vọng và cam kết của cả hai bên được chia sẻ công khai và có thể được đáp ứng. Chia sẻ những lo ngại cũng như mong muốn từ sự hợp tác, để có thể cùng nhau giải quyết ngay trong giai đoạn lập kế hoạch hợp tác, chứ không phải khi bắt đầu xảy ra xung đột.

Tất cả những điều trên sẽ tạo nên các mối quan hệ hợp tác sinh lợi và lành mạnh, giúp bạn vượt qua những áp lực trên thương trường.

Đừng ngại chấm dứt hợp tác

Bạn có thể tham khảo các bài kiểm tra tính cách như Trắc nghiệm tính cách -giúp phát triển khả năng tự nhận thức về tác phong làm việc của bản thân cũng như hiểu hơn về cách thức điều hành của đối tác. Ở đây có một sự đối lập là bạn muốn sự cân bằng, nhưng không muốn làm đối phương "nổi điên" vì sự khác biệt. Khi gặp phải tình huống này, việc tham khảo thêm sự hòa hợp về mặt chiêm tinh học giữa bạn và đối tác tiềm năng có thể sẽ hữu ích.

Căn chỉnh các mục tiêu trong quá trình hợp tác. Ví dụ, bạn có muốn hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh cá thể thụ động hay xây dựng công ty để bán lại với giá cao ngất ngưởng? Bạn muốn dành bao nhiêu giờ mỗi tuần cho việc kinh doanh? Bạn muốn tuyển dụng nhân sự vị trí nào? Bạn có bất cứ dự án nào khác hoặc các cam kết nào xung đột với doanh nghiệp hoặc làm bạn sao nhãng quá nhiều? Gia đình bạn có tham gia vào điều hành công việc kinh doanh?

Trong khi thảo hợp đồng, bạn cần tóm tắt sơ lược trách nhiệm của từng bên khi quyết định hợp tác. Nếu không, có thể bạn sẽ phải làm tất cả mọi việc.

Đừng xem thường việc hợp tác hữu hạn

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hợp đồng hợp tác chính là việc hiểu nhầm về các điều lệ pháp lý mà các bên đặt ra cho nhau. Một điều đáng chú ý chính là chủ quan trong sự hợp tác hữu hạn, nghĩa là một bên không phải chịu trách nhiệm về những hành động hay bổn phận nào của bên kia. Hãy để luật sư xem xét kỹ vấn đề này trong bản thỏa thuận.

Hãy dành cho mình một lối thoát

Trong bất kỳ thỏa thuận hợp tác nào, hãy xác định rõ các điều khoản cho phép bạn và đối tác có thể chấm dứt việc hợp tác hoặc những lựa chọn liên quan đến việc mua lại toàn bộ tài sản của đối tác. Đây thật sự là một công việc dễ dàng và minh bạch, cũng như không hề dính dáng đến sự thành công của việc kinh doanh chung.

Tiến hành hợp tác 50/50

Trong việc hợp tác cần có một người đứng ra làm chủ. Nếu quyết định hợp tác, hãy góp vốn theo tỷ lệ 60/40 hoặc 70/30. Được như thế, bạn và bên đối tác rõ ràng sẽ có được một nhân vật chủ chốt cho chức danh quản trị và nắm bắt toàn bộ mọi hoạt động của công ty.

Mạnh mẽ đối diện sự thật

Nếu bạn lỡ đang hợp tác với một trong số những người như nêu trên và đang nếm trái đắng thì cũng đừng tự trách bản thân. Hãy xem sai lầm đó sẽ là một bài học sâu sắc trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nguồn: startup.vnexpress.net

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/nhung-bai-hoc-dat-gia-trong-hop-tac-kinh-doanh-d62502.html

Bạn đang đọc bài viết Những bài học đắt giá trong hợp tác kinh doanh tại chuyên mục Hợp tác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Hợp tác