Trước đó, theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khu vực đầm Đề Gi và Tam Quan là nơi neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng kết hợp cảng cá Đề Gi và cảng cá Tam Quan.
Cũng trong năm 2015, lãnh đạo tình Bình Định đã có kế hoạch định hướng hình thành 2 trung tâm nghề cá tại xã Tam Quan Bắc và đầm Đề Gi. Trong nội dung có mục tập trung đầu tư xây mới cảng cá Tam Quan và Đề Gi.
Nhưng theo định hướng của Bộ GTVT, các cảng Tam Quan, Đề Gi là bến cảng tổng hợp địa phương (Quyết định số 2370/QĐ-BGTVT năm 2016 về việc quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển nam Trung bộ (nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030).
Theo UBND tỉnh Bình Định, định hướng này là không khả thi. Bởi hai bến cảng trên đang trong tình trạng bị bồi lắng hằng năm, mực nước rất thấp, luồng tàu ra vào rất hẹp chỉ phù hợp với tàu cá và không hề có hàng hóa vận chuyển qua.
Cảng Tam Quan, Bình Định. Ảnh: Dân Việt |
Hiện tại, cả hai cảng biển cũng đang trong ở tình trạng "bỏ trống", không có dự án nào được duyệt và cũng chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải. Nên Bình Định rằng việc điều chỉnh quy hoạch sẽ không tốn thêm chi phí và lãng phí ngân sách.
Đưa hai cảng Tam Quan, Đề Gi ra khỏi quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ tạo điều kiện để tỉnh triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng các dự án khác nằm trong quy hoạch của tỉnh như tiến hành nâng cấp cảng biển Quy Nhơn.
Nhận xét này, trao đổi với báo Tri thức và cuộc sống, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng đây là quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Bộ GTVT nên có phản hồi nhanh chóng.
Thậm chí có phần kỳ lạ và đi ngược lại với xu hướng hiện nay bởi địa phương nào tiếp giáp với biển cũng đề xuất mở cảng mà chưa quan tâm, rà soát chặt chẽ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường xem có đảm bảo yêu cầu hay không.
Theo vị giáo sư, ở nước ta hiện nay địa phương nào giáp biển cũng muốn tiến hành quy hoạch cảng biển quốc tế, gây khó khăn cho công tác quản lý. Việt Nam chưa hề có một cảng biển chuẩn quốc tế mà phân tán, thu hút đầu tư cảng biển theo kiểu “phân lô, chia nền”.
Thực tế, vào năm 2018, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã phải lên tiếng chấn chỉnh tình trạng "cát cứ", bắt nạt doanh nghiệp xuất nhập khẩu của các đơn vị đầu tư cảng biển Dung Quất - theo GS.TS Đặng Đình Đào.
Cuối cùng, đã đến lúc trung ương cần phối hợp với địa phương để có quy hoạch thực tế, đổi mới tư duy xây dựng và đầu tư hệ thống cảng biển Việt Nam.
Theo Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam