Hà Nội, Thứ Tư Ngày 06/11/2024

Nguyên nhân khiến thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội phục hồi chậm chạp

SỞ HỮU TRÍ TUỆ 09:26 02/11/2021

Do sức ảnh hưởng quá nặng từ dịch Covid 19 nên thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội đang phục hồi một cách chậm chạp. Khách thuê thận trong hơn trong việc tìm mặt bằng vì lo lắng đại dịch Covid-19 có th

Sau 2 năm, thị trường mặt bằng kinh doanh bán lẻ tiếp tục giảm giá sâu và rơi tình cảnh ế ẩm nhất là khu vực Hà Nội.

Theo khảo sát khi giãn cách được nới lỏng, các hoạt động kinh doanh mua bán dần được mở lại, khách thuê cũng bắt đầu quay lại với phân khúc này, thay vì tình cảnh đóng băng hoàn toàn như trong thời gian giãn cách. Tuy nhiên, lượng khách hỏi thuê ít ỏi, chỉ bằng 30% so với cùng kì của các năm 2018-2019, thời điểm chưa có dịch bệnh.

Mối quan tâm của khách hàng đối với từng khu vực là khác nhau. Trong đó, các mặt bằng cho thuê khu vực phố cổ được hỏi thuê ít nhất. Những mặt bằng cho thuê thuộc các tuyến phố trung tâm khác như Kim Mã, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Hồ Đắc Di, Thái Hà, Thái Thịnh, Nguyễn Trãi, Xuân Thủy… và các mặt bằng bán lẻ nằm trong các ngõ nhỏ thuộc Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hà Đông… được hỏi thuê nhiều hơn.

Các mặt bằng kinh doanh nhỏ lẻ nằm trong các ngõ nhỏ với mức giá thuê 4-8 triệu đồng/tháng ghi nhận tỉ lệ lấp đầy cao nhất. Những mặt bằng này dù không sở hữu vị trí đắc địa nhưng lại tận dụng được lượng dân số đông của Hà Nội nằm trong các ngõ và lợi thế giá rẻ nên vẫn thu hút khách thuê.

Không chỉ "đóng băng" về nguồn cung, thị trường bất động sản bán lẻ ở những đô thị lớn còn chứng kiến đà giảm của giá thuê mặt bằng. Đối với các trung tâm thương mại, giá thuê hiện ghi nhận giảm nhiệt nhiều nhất tại khu vực tầng một với giá dao động khoảng 5 - 10% so với trước dịch. Tính chung tất cả các tầng thuê thì giá thuê chỉ giảm nhẹ khoảng 2 - 3%. Giá thuê trung bình tầng trệt trung tâm thương mại trong quý II/2021 tại Hà Nội đạt mức 41 USD/m2/tháng (tương đương 943.000 đồng).

Tuy nhiên, dù khách thuê đã quay lại với thị trường mặt bằng bán lẻ nhưng giá thuê vẫn đang duy trì ở mức đi ngang sau khi giảm sâu qua các đợt Covid-19. Mức giảm trung bình ghi nhận 20-30% so với năm 2019. Nhiều mặt bằng kinh doanh các tuyến phố trung tâm như Lý Nam Đế, Hàng Bông, Bà Triệu, Quang Trung, Hàng Bài, Trần Hưng Đạo, Kim Mã, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Hồ Đắc Di, Thái Hà, Thái Thịnh, Nguyễn Trãi, Xuân Thủy giảm phổ biến 15-30%.

Phân tích sâu hơn về nguyên nhân thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội phục hồi chậm chạp, nhiều chuyên gia cho rằng, là do tâm lý e dè của khách thuê. Không ít người đã phải đóng cửa hàng rất lâu vì ảnh hưởng của dịch Covid 19, thế nên khi quay lại, họ vô cùng thận trọng.

Anh Hoàng Tuấn (một khách thuê cho hay): “Hiện nay, rất nhiều chủ mặt bằng giảm giá sau nhưng không ai dám thuê. Nhưng, nếu như ai nhanh tay thuê vào thời điểm hiện tại thì sẽ được lời rất nhiều. Như tôi có lợi thế vì thuê được giá rẻ với mức giá chỉ bằng 2/3 so với khi chưa có dịch, hợp đồng thuê lại dài hạn”.

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/nguyen-nhan-khien-thi-truong-mat-bang-ban-le-ha-noi-phuc-hoi-cham-chap-d115534.html

Bạn đang đọc bài viết Nguyên nhân khiến thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội phục hồi chậm chạp tại chuyên mục Tin tức trong nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức trong nước