Trước đề xuất của Bộ Lao động -Thương binh và xã hội về giờ làm việc trong các cơ quan hành chính trên cả nước sẽ bắt đầu từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút, được nêu lên trong cuộc họp Quốc hội hiện đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
|
Tình trạng ùn tắc giao thông. |
Theo các Đại biểu, hầu hết các nước bắt đầu giờ học, giờ làm vào 8h30 hoặc 9h, thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng đồng bộ trong khối cơ quan hành chính văn phòng, cơ sở giáo dục. Trong khi đó, ở nuiwsc ta đang áp dụng khung giờ của thời kỳ còn là nước nông nghiệp để áp vào các đô thị đang phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch là không phù hợp.
Xét về thực tế, toàn bộ trường học trên địa bàn thành phố, trong đó có Hà Nội thường vào học trong khung giờ từ 6h45-7h20. Ở các trường cấp 2, cấp 3 và Đại học, vào học giờ đó nhưng thường đến 12h-12h15 các em mới tan học. Ca học chiều cũng phải bắt đầu từ 12h15-12h45 và tan vào lúc 17h30 trở ra.
Việc đồng bộ giờ học, giờ làm từ 8h30 thì thời gian học của các em sẽ kéo dài thêm 1-1,5 giờ, nghĩa là các em ca sáng sẽ tan học lúc 13h15-13h45, và ca chiều cũng tan từ 18h30 trở ra.
So sánh với hai khung giờ ở trên, câu hỏi đặt ra đề xuất này có phù hợp để thực thi. Liệu như thế có phù hợp với thể lực của học sinh cũng như chương trình học hiện nay? Hay lại phải có cuộc cải tổ toàn diện nền giáo dục ngay lập tức giáo dục để rút ngắn thời gian học, đáp ứng yêu cầu về thay đổi giờ học?
|
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vinh Tân |
Trước nay, giờ học sớm hơn giờ làm 30 phút, mục đích cũng là nhằm giảm tải mật độ người tham gia giao thông vào cùng một thời điểm. Nhưng nay, đồng bộ thời gian đi làm, đi học, thì có thể ùn tắc thêm từ 30 phút đến 1 tiếng so với đi tránh thời điểm đó khoảng 15-20 phút. Việc này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy của tình trạng muộn giờ làm, chậm giờ học.
Thay đổi giờ làm cùng với giờ học đúng là khá thuận lợi cho các gia đình có con đang học cấp 1-2 phải đưa đón vì bố mẹ tiện đi làm thì đưa con đi học. Tuy nhiên, đối tượng học sinh này ít hơn nhiều so với lượng học sinh cấp 2-3 và Đại học là những người tự tham gia giao thông, nên nếu chỉ thuận lợi việc đưa đón nhưng lại cực kỳ bất lợi trong việc giảm ùn tắc giao thông nếu nhìn một cách toàn cục.
Bày tỉ quan điểm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Lê Vĩnh Tân cho rằng, việc thay đổi giờ làm mà cùng sớm hoặc cùng muộn cũng không giải quyết được vấn đề gì. Ông nhấn mạnh: "Bố trí giờ làm phải thận trọng, làm sao để đảm bảo nhu cầu của người lao động nhưng phải hài hòa, tránh ùn tắc giao thông".
Nói thay đổi giờ làm, giờ học muộn hơn và hạn chế thời gian nghỉ trưa để tăng hiệu quả, năng suất làm việc cũng chưa có cơ sở khoa học, bởi năng suất lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là trình độ, khả năng làm việc của người lao động.
Điều kiện thể lực, môi trường khí hậu, thời tiết,...của người Việt Nam có nhiều khác biệt so với người châu Âu nên thói quen, khả năng thích ứng là khác nhau.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh giờ giấc làm việc theo quy chế chung và chúng ta đang thực hiện không có sự thống nhất chung trên cả nước, vì thống nhất chung thì rất khó do mỗi vùng miền, thành phố đều có tính đặc thù. Kế hoạch đổi giờ làm sớm hơn hoặc muộn hơn cũng đều phải đảm bảo ngày làm việc 8 tiếng.
Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng rất đồng tình, thay đổi giờ làm, giờ học ở Việt Nam không đơn giản vì không dễ gì để thay đổi tâm sinh lý, Cách làm đang quen. Đồng thời, việc điều chỉnh này không nên quy định vào Luật, bởi Luật chỉ quy định ngày làm 8 tiếng, tuần làm 40 hoặc 48 tiếng. Việc áp dụng thời gian bắt đầu làm việc như thế nào là do đặc điểm của từng địa phương, người đứng đầu quyết định sao cho phù hợp.
Theo Minh Tú/ Sức khỏe cộng đồng