Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 26/04/2024

Covid-19: Mỹ vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 số ca tử vong toàn cầu

Mai Hương(T/H) 09:16 10/07/2020

Hiện, Mỹ đang chiếm gần 1/4 số ca tử vong trên toàn cầu. Điều này khiến Tổng thống Trump hứng chịu nhiều chỉ trích vì cách đối phó dịch bệnh.

Theo trang thống kê Worldometers, tính tới 6h ngày 10/7, thế giới có 12.376.423 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có 556.473 trường hợp tử vong và 7.181.093 bệnh nhân bình phục.

Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, danh sách 5 quốc gia đứng đầu bảng thống kê dịch bệnh Covid-19 gồm Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nga và Peru. Ổ dịch lớn nhất thế giới vẫn là nước Mỹ. Hiện, Mỹ đang chiếm gần 1/4 số ca tử vong trên toàn cầu. Điều này khiến Tổng thống Trump hứng chịu nhiều chỉ trích vì cách đối phó dịch bệnh.

Hàng chục bang Mỹ chứng kiến đà tăng ca nhiễm nCoV trở lại, trong đó một số bang ghi nhận con số kỷ lục và phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa để hạn chế bệnh dịch lây lan.

New York vẫn là bang ghi nhận ca nhiễm lớn nhất với hơn 425.000 ca, California báo cáo hơn 302.000 ca, trong khi ca nhiễm tại Texas, Florida cũng đã vượt 230.000. Hơn 50 bệnh viện ở Flordia báo cáo không còn giường trống trong các phòng chăm sóc tích cực.

Sự gia tăng kỷ lục số ca mắc và số ca tử vong tại một số bang ở nước Mỹ đang làm giảm hy vọng phục hồi kinh tế trong bối cảnh các số liệu cho thấy những người tham gia mua sắm trực tiếp ở cửa hàng hoặc siêu thị bị mắc Covid-19 nhiều nhất.

Điều này khiến người Mỹ ngần ngại quay trở lại các không gian công cộng hoặc các cơ sở kinh doanh, bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Trump hạ thấp nguy cơ rủi ro.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/7 đăng Twitter rằng sở dĩ ca nhiễm ở Mỹ cao bởi tỷ lệ xét nghiệm cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác với 40 triệu người đã được xét nghiệm. "Nếu chúng ta chỉ xét nghệm được 20 triệu người, số ca nhiễm sẽ giảm một nửa", Trump cho hay. Ông trước đó cũng gây sức ép để yêu cầu các trường học và đại học mở lại vào mùa thu tới.

Trái lại, cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci cảnh báo Mỹ vẫn đang trong làn sóng Covid-19 đầu tiên và phải hành động ngay để ngăn ca nhiễm mới tăng.

Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 39.583 ca nhiễm và 1.129 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.755.779 và 69.184. Các chuyên gia cho rằng con số thực tế ở Brazil có thể cao hơn nhiều.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 7/7 thông báo ông đã dương tính với nCoV. Lãnh đạo 65 tuổi nhiều lần đánh giá thấp mối đe dọa của nCoV, cho rằng Covid-19 không khác gì "cúm vặt".

Sao Paulo, thành phố lớn nhất và chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất, cũng cho phép quán bar, nhà hàng, thẩm mỹ viện mở lại từ 6/7.

Ổ dịch lớn nhất châu Á, Ấn Độ, ghi nhận thêm 25.803 ca mắc và 479 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ là 794.885, trong đó có 21.623 ca tử vong. Ấn Độ hiện giờ đã đứng thứ 3 trên thế giới về số ca mắc. Ấn Độ đã vượt Nga trở thành quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao thứ 3 thế giới.

Nga ghi nhận thêm 6.509 ca mắc và 176 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 707.301 trường hợp, trong đó 10.843 trường hợp tử vong.

Peru ghi nhận 316.448 ca mắc, trong đó có 11.314 ca tử vong, đứng thứ 5 trong danh sách.

Đức báo cáo thêm 433 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 1999.198, trong khi số ca tử vong 10, lên 9.125. Đức được cho là từng kiểm soát thành công Covid-19 với tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với hầu hết nước lớn ở châu Âu, dù các biện pháp phong tỏa khá nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, đợt bùng phát gần đây tại lò mổ ở bang Bắc Rhine-Westphalia buộc chính quyền phong tỏa khoảng 600.000 người, đồng thời làm dấy lên lo ngại Đức vẫn dễ tổn thương trước đại dịch, bất chấp thành công ban đầu.

Bang Saxony ở miền đông đất nước sẽ cho phép mở các hội chợ từ 18/7 và cho phép tổ chức sự kiện hơn 1.000 người từ 1/9. Liên minh châu Âu từ 1/7 mở biên với người từ 14 quốc gia, không bao gồm Nga, Brazil hay Mỹ. Một số quốc gia dỡ lệnh phong tỏa sớm đang chứng kiến ca nhiễm tăng trở lại.

Bulgaria cấm người hâm mộ thể thao tới các sân vận động, quán bar và câu lạc bộ đều đóng cửa. Serbia tuyên bố sẽ khôi phục lệnh giới nghiêm vào cuối tuần, dẫn đến hai đêm biểu tình bạo lực.

Italy ghi nhận thêm 214 ca mắc mới và 12 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 242.363, trong đó 34.926 ca tử vong.

Ổ dịch lớn nhất châu Á, Ấn Độ, ghi nhận thêm 25.803 ca mắc và 479 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ là 794.885, trong đó có 21.623 ca tử vong. Ấn Độ hiện giờ đã đứng thứ 3 trên thế giới về số ca mắc.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Iran, ổ dịch lớn nhất Trung Đông, hiện tại là 250.458 sau khi ghi nhận thêm 2.079 trường hợp. Tống số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 12.305 trường hợp.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Philippines và Singapore là 3 ổ dịch lớn nhất khu vực.

Indonesia ghi nhận thêm 1.301 ca mắc và 49 ca tử vong trong 24h qua, nâng tổng số ca mắc lên thành 60.695, tổng số ca tử vong là 3.036.

Philippines có thêm 1.395 ca mắc, nâng tổng số ca mắc lên thành 51.754. Tổng số ca tử vong tại nước này hiện là 1.314.

Tính đến thời điểm hiện tại, Singapore ghi nhận 45.423 ca mắc, trong đó có 26 ca tử vong. Phần lớn các ca mắc mới xuất phát từ những khu ký túc xá dành cho lao động nhập cư có thu nhập thấp.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua (9/7) đã công bố một báo cáo khoa học mới, nêu chi tiết về cách thức virus SARS-CoV-2 lây truyền từ người sang người, trong đó có lây qua không khí và các thủ tục y tế. WHO thông báo sẽ thành lập một ủy ban độc lập nhằm đánh giá cách thức xử lý Covid-19 của tổ chức này, cũng như công tác phòng chống dịch của chính phủ các nước

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/covid-19-my-van-la-o-dich-lon-nhat-the-gioi-chiem-gan-1-4-so-ca-tu-vong-toan-cau-d78900.html

Bạn đang đọc bài viết Covid-19: Mỹ vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 số ca tử vong toàn cầu tại chuyên mục Tin tức quốc tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức quốc tế