Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 22/11/2024

Các khái niệm chiến lược phát triển cơ bản

Linh Nhi (TH) 10:25 15/10/2019

Một chiến lược cần bắt đầu bằng việc xác định các kết quả kỳ vọng mà chiến lược kinh doanh được xác lập để thực hiện chúng.

Khái niệm chiến lược phát triển

Chiến lược phát triển (development strategy) là phương pháp, đường lối xử lý vấn đề chậm phát triển dựa trên một mô hình tăng trưởng nào đó.

Có nhiều chiến lược phát triển khác nhau như chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược định hướng xuất khẩu, chiến lược tăng trưởng cân đối, chiến lược dựa trên tài nguyên thiên nhiên, chiến lược tự lực cánh sinh v.v...

Các chiến lược phát triển

Có ba chiến lược phát triển cơ bản

Gia tăng: Cách tiếp cận chậm nhưng ổn định (không cố gắng nhảy vọt) hướng đến một kết quả đã đề ra từ trước

Tiến hóa: Cách tiếp cận chậm nhưng ổn định (không cố gắng nhảy vọt) trong đó không có kết quả cuối cùn được hình thành từ trước nhưng mỗi thiết kế hoặc sản phẩm lần lượt là kết quả của bước trước đó

Nhảy vọt: Chuyển đổi tất cả thông qua một cách tiếp cận ngay lần đầu tiên.

Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.

Mục tiêu chiến lược

Một chiến lược cần bắt đầu bằng việc xác định các kết quả kỳ vọng mà chiến lược kinh doanh được xác lập để thực hiện chúng. Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm.

Cần phân biệt giữa mục tiêu chiến lược với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp có xu hướng nhầm lẫn giữa mục tiêu với sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp chỉ ra mục đích hay lý do tồn tại của doanh nghiệp vì vậy thường mang tính khái quát cao. Ngược lại, mục tiêu chiến lược cần đảm bảo cụ thể, định lượng và có thời hạn rõ ràng.

Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phi phí vượt trội. Ngược lại, việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng có thể dẫn dắt doanh nghiệp phải đa dạng hóa dòng sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.

Mục tiêu chiến lược thông thường có hai nhóm: mục tiêu tài chính (tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận) và các mục tiêu phi tài chính.

Mặc dù đa số CEO của các doanh nghiệp trên thế giới vẫn ưu tiên mục tiêu tăng trưởng nhưng về dài hạn mục tiêu quan trọng nhất mà chiến lược kinh doanh hướng tới là lợi nhuận cao và bền vững. Mục tiêu chiến lược thường được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) nhưng cũng có thể đo bằng các tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Doanh nghiệp cũng có thể đưa các mục tiêu khác (phi tài chính như chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giá trị khách hàng, phát triển năng lực, nguồn nhân lực … Việc lựa chọn mục tiêu nào phụ thuộc vào ngành nghề và giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp phải rất thận trọng trong việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng, giá trị cổ phiếu hoặc lợi nhuận kế toán hàng năm làm mục tiêu chiến lược vì nó có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi theo hướng phát triển không bền vững.

Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.

Phạm vi chiến lược

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thỏa mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường vì nếu làm như vậy doanh nghiệp sẽ phải phân tán nguồn lực và nỗ lực. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đặt ra giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành để có sự tập trung và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng – đó là phạm vi chiến lược. Phạm vi chiến lược không nhất thiết phải mô tả chính xác những gì doanh nghiệp làm nhưng rất cần định rõ và truyền tải cho nhân viên doanh nghiệp sẽ không làm gì. Ví dụ, một ngân hàng xác định rõ không cấp tín dụng cho khách hàng kinh doanh các mặt hàng mà giá biến động mạnh như sắt thép, phân bón. Điều này là cần thiết để các nhà quản lý cấp trung không dành quá nhiều thời gian vào các đự án mà sau đó sẽ bị bác vì chúng không phù hợp với chiến lược.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn tập trung vào đáp ứng một hoặc một vài nhu cầu của nhiều khách hàng như:

– Tập trung vào nhiều nhu cầu của một số ít khách hàng như trường hợp của An Phước cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau (áo sơ mi, quần âu, ca-ra-vát, vali, giày…) cho các khách hàng doanh nhân, công sở có thu nhập cao.

– Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tập trung vào nhiều nhu cầu của nhiều khách hàng trong một khu vực thị trường hẹp như trường hợp mở một cửa hàng tiện lợi bán các sản phẩm thiết yếu, chất lượng cao cho một cộng đồng dân cư có thu nhập khá và cao tại một khu vực.

Việc lựa chọn phạm vi chiến lược phải dựa trên nguyên tắc thị trường có nhu cầu thực sự và doanh nghiệp thực sự am hiểu cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu. Doanh nghiệp cũng cần tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Nguồn:

1. vietnamfinance.vn

2. consulting.ocd.vn

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/cac-khai-niem-chien-luoc-phat-trien-co-ban-d62500.html

Bạn đang đọc bài viết Các khái niệm chiến lược phát triển cơ bản tại chuyên mục Thị trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Thị trường
Thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp, thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng do các loại ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học.