Quy mô của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó Market cap là một yếu tố thể hiện rõ quy mô và tầm phát triển của một doanh nghiệp. Vậy Market cap là gì và tầm quan trọng của Market cap với doanh nghiệp như thế nào?
Market Cap phản ánh quy mô của doanh nghiệp (Nguồn: Internet) |
Market cap là gì ?
Market cap hay còn gọi là “Giá trị vốn hoá thị trường” là thước đo quy mô của một doanh nghiệp và được tính bằng cách lấy giá hiện tại của cổ phiếu nhân với lượng cổ phiếu đang lưu thông của doanh nghiệp ấy.
Market cap cho biết điều gì?
Quy mô và tốc độ phát triển của giá trị vốn hoá thị trường của một doanh nghiệp chính là chỉ tiêu chủ yếu và quan trọng nhất để đo lường sự thành công hay thất bại của một công ty. Nhưng đáng chú ý nhất là mức vốn hoá thị trường sẽ tăng hoặc giảm vì các nguyên nhân không liên quan tới hiệu quả hoạt động của công ty như hoạt động sáp nhập hay mua bán lại cổ phần.
Vốn hóa thị trường đo lượng sự thành công của doanh nghiệp (Nguồn: Internet) |
Phân loại công ty theo vốn hóa thị trường
Vốn hóa thị trường chính là tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đang niêm yết.
Vốn hóa thị trường còn là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy số cổ phiếu của một công ty đang lưu hành nhân với giá thị trường của một cổ phiếu.
Tuy nhiên, chưa có một tài liệu chính thức nào về cách chia công ty theo giá trị vốn hóa thị trường. Nhưng bạn có thể tham khảo một vài vốn hóa thị trường được phân loại theo cách dưới đây:
- Công ty có vốn hóa lớn (Large Cap): Vốn hóa > 10.000 tỷ đồng
- Công ty có vốn hóa trung bình (Mid-cap): 1.000 tỷ < Vốn hóa < 10.000 tỷ.
- Công ty có vốn hóa nhỏ (Small-Cap): 100 tỷ < Vốn hóa < 1.000 tỷ.
- Công ty có vốn hóa siêu nhỏ (Micro Cap): Vốn hóa < 100 tỷ.
Các công ty có tổng vốn hóa thị trường cao
Dựa vào năm thành lập, số vốn và lĩnh vực hoạt động mà chúng ta có thể biết vốn hóa thị trường cao bao gồm các ông lớn như:
Amazon
Tập đoàn thương mại điện tử Amazon được xem là doanh nghiệp đại chúng có mức vốn hóa lớn nhất thế giới là 797 tỷ USD. Hoạt động chính trong lĩnh vực bán lẻ tiêu dùng và điện toán đám mây
Microsoft
Đứng sau Amazon chính là hãng phần mềm Microsoft được thành lập vào ngày 4 tháng 4 năm 1975 với mức vốn hóa hiện tại là 783 tỷ USD. Hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính
Alphabet
Alphabet công ty mẹ của công cụ tìm kiếm Google được thành lập vào năm 2015, đứng thứ ba trong xếp hạng vốn hóa với mức vốn hóa khoảng 748 tỷ USD.
Apple
Apple tập đoàn công nghệ đỉnh cao của thế giới được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng với mức vốn hóa tụt về 702 tỷ USD, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh máy tính, điện thoại và các thiết bị thông minh.
Berkshire Hathaway
Berkshire Hathaway - tập đoàn độc quyền được thành lập vào năm 1839, hoạt động trong hàng loạt các ngành: bảo hiểm và tái bảo hiểm, tiện ích và năng lượng, vận tải đường sắt, tài chính, sản xuất và bán lẻ đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng với tổng mức vốn hóa thị trường vào khoảng 494 tỷ USD.
Theo VOH (TH)