Benzene được tìm thấy trong khói thuốc, các hoạt động tự nhiên hàng ngày và thậm chí trong mỹ phẩm dưới dạng tồn dư còn lại trong quá trình sản xuất nguyên liệu mỹ phẩm.
Trái đất mỗi ngày một nóng lên. Một số nơi bị thủng tầng ozone, khiến cho bức xạ mặt trời lọt xuống bề mặt trái đất; gây nên các bệnh nguy hiểm về da. Sử dụng kem chống nắng là cách để bảo vệ làn da khỏi những tác nhân ánh sáng gây hại, ngăn ngừa lão hóa và hạn chế tình trạng cháy nắng.
Tuy nhiên, mới đây, theo thông tin từ Valisure, đơn vị kiểm nghiệm độc lập của Hoa Kỳ đã phát hiện trong một số loại kem chống nắng chứa nồng độ benzen cao hơn mức cho phép. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), benzen được liệt kê là thành phần gây ung thư nếu sử dụng không đúng liều lượng.
Mỹ phẩm chứa chất benzen có thể gây ung thư. Ảnh minh họa |
Mới đây, phòng thí nghiệm Valisure vừa tiến hành thí nghiệm kiểm tra 294 loại sản phẩm chống nắng. Đây là một nghiên cứu độc lập, được hỗ trợ tài chính bởi gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) thay vì bởi bất kỳ một công ty mỹ phẩm nào. Vì vậy, cuộc nghiên cứu này tương đối đáng tin cậy.
Tuy nhiên, benzen không phải là thành phần chống nắng. Hơn nữa, việc sản xuất chứa benzen gây nên ô nhiễm môi trường. Không chỉ gây hại trong các sản phẩm chăm sóc da. Điều quan trọng là đưa thành phần gây hại đến sức khỏe vào các sản phẩm làm đẹp là vi phạm.
Dựa trên báo cáo của Valisure, Cơ quan quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã yêu cầu thu hồi các sản phẩm này ở thị trường Mỹ.
Thực tế, chất benzen là một chất hóa học có nguồn gốc từ nhựa than đá với vi lượng được tìm thấy trong các loại nước hoa tổng hợp. Benzen là một chất gây ung thư, và có liên quan đến các vấn đề về hệ thần kinh. Ngoài ra, nó có thể gây kích ứng và mẩn đỏ ở một số cơ địa nếu sử dụng trực tiếp ngoài da.
Nhiều báo cáo nghiên cứu về benzen đều kết luận rằng bất kỳ sự tiếp xúc nào với loại hóa chất này đều gây hại. Một nghiên cứu năm 2010 của trường đại học UC Berkeley cho biết: không có mức độ đo lường sự tiếp xúc an toàn với benzen và tất cả các trường hợp phơi nhiễm đều có thể dẫn đến rủi ro về sức khỏe.
Con người có thể đang ngửi và sờ vào benzen hàng ngày, qua các hoạt động như khí thải, mùi xăng dầu, thuốc, sơn, nhựa và thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm… Tuy nhiên, ở các hoạt động thường ngày, hàm lượng Benzene bốc hơi để vào cơ thể là cực kỳ thấp, trong khi với khói thuốc thì nguy cơ hấp thụ khá là cao và nguy hiểm, đặc biệt là trong không gian kín.
Trong thực phẩm, có nghiên cứu cho thấy benzene cũng có nguy cơ hình thành khi sản phẩm chứa vitamin C kết hợp với chất bảo quản thực phẩm như benzoic Acid và sodium benzoate. Tuy nhiên, phản ứng này cũng cần có điều kiện cần như đủ nồng độ chất, nhiệt độ và ánh sáng thì mới dễ dàng xảy ra.
Benzene được xác định là yếu tố gây ung thư, làm biến dị tế bào, gây nên ung thư, đặc biệt là ung thư máu. Ví dụ, nó có thể khiến tế bào làm cho tủy xương không sản xuất đủ hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu.
Vì benzene ngoài việc gây ngộ độc ngay, còn có thể tích lũy trong cơ thể. Người dùng còn có thể không cảm thấy gì vào hôm nay hoặc cả năm sau, nhưng sau khi cơ thể tích lũy đủ liều lượng Benzene để gây ảnh hưởng tới tế bào, ung thư có thể xảy ra.
Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc Benzen. Khi hít phải benzene (có thể xảy ra tròng vài phút hoặc vài giờ) có thể bị: Chóng mặt; Tim đập nhanh hoặc bất thường; Đau đầu; Mất nhận thức, bất tỉnh; Tử vong (nếu hít phải liều rất cao); Ăn/uống thực phẩm có chứa Benzene (có thể xảy ra tròng vài phút hoặc vài giờ): Nôn ói; Dạ dày bị kích thích; Buồn ngủ; Tim đập nhanh; Tử vong (nếu sử dụng liều rất cao)
Thậm chí nếu đã nôn ra thức ăn chứa benzene, chất này có thể kẹt trong phổi và gây hại tiếp tục. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mắt, da và phổi thì có thể gây ngứa và tổn thương tế bào. Tiếp xúc với benzene về lâu dài có thể gây ung thư máu, theo The Department Health and Human Services (DHHS).
Theo Chất lượng Việt Nam Online