HNX-Index là gì?
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động từ năm 2005. Ngày 2/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 01/2009/QĐ-TTg chuyển đổi trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). HNX-Index là một chỉ số giá cổ phiếu của một số cổ phiếu được giao dịch tại Sở giao dịch Chứng Khoán Hà Nội.
HNX-Index là một chỉ số giá cổ phiếu của một số cổ phiếu được giao dịch tại Sở giao dịch Chứng Khoán Hà Nội. |
Thường được sử dụng để đánh giá toàn diện về thị trường mã cổ phiếu được niêm yết tại sở giao dịch chứng khóan TP Hà Nội.
Tương tự, VN-Index là chỉ số mô phỏng các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Con số của VN-Index nhằm thể hiện xu hướng giá theo từng thời điểm của tất cả các cổ phiểu được niêm yết trên sàn này.
Cách tính chỉ số HNX-Index
Về nguyên tắc tính toán của 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index giống nhau, cụ thể là:
Ý nghĩa của sự biến động chỉ số
Mô tả tâm lí nhà đầu tư
Chỉ số chứng khoán mô tả các tâm lí, thái độ của nhà đầu tư dành cho tình trạng kinh tế.
Mô tả hiệu xuất của thị trường chứng khoán
Tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường thời điểm hiện tại/ giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm phát hành cơ sở gốc, mô tả hiệu xuất của thị trường chứng khoán.
Cách đánh giá thị trường chứng khóa dựa theo khái niệm hiệu xuất cũng mô tả được nhiều ý nghĩa về kinh tế thị trường, và quy mô đầu tư.
Mô tả sự tăng trưởng của nền kinh tế
Chỉ số chứng khoán cho thấy sức tăng trưởng, và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng, các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính tốt, ăn nên làm ra, sức khỏe doanh nghiệp được duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng đều đặn, dẫn đến nhiều hơn các nhà đầu tư quan tâm đến cô phiếu như là kênh đầu tư và tích lũy tài chính.
Mô tả sự thoái của nền kinh tế
Năm 2006, 2007 là 2 năm có diễn biến tăng vọt về tích lũy chứng khoán doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. Nhu cầu mua bán cổ phiếu không đạt dung lượng thị trường đa dạng như thời điểm hiện tại, nhưng lại là kênh đầu tư tăng trưởng chóng mặt.
Cuối năm 2007 từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, giá trị đầu tư ở các mã chứng khoản giảm, khiến thị giá cổ phiếu lúc đó lao dốc chóng mặt. Các dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế khiến các nhà đầu tư bán tháo, và chuyển dần sang các kênh tích lũy tài chính khác.
Mô tả sự dịch chuyển, thay đổi cơ cấu nền kinh tế
Trong giai đoạn sau khủng hoảng, từ năm 2007, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, và có cơ cấu các ngành mới phát sinh, dịch chuyển theo biến động của nền kinh tế thế giới.
Các ngành công nghiệp thô sơ dịch chuyển về các ngành như dịch vụ, công nghiệp, xuất khẩu, hạ tầng xã hội đô thị…
Giai đoạn này thế giới cũng diễn ra các dịch chuyển về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dẫn đến các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng thay đổi hàng loạt các yếu tố về lực lượng lao động, tiền tệ, trạng thái đầu tư, và đặc biệt có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.