Kết phiên giao dịch hôm nay (25/4), trong tình hình chung thị trường đỏ lửa, VN-Index bốc hơi hơn 68 điểm, LPB giảm giảm sàn chỉ còn 15.550 đồng/cp - thấp nhất trong 1 năm qua.
Theo đó, thị giá LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã trượt về đáy trong 1 năm. Bốc hơi khoảng 60% so với mức giá đỉnh 25.800 đồng/cp (1/6/2021), thậm chí còn xuống dưới mức giá 16.800 đồng/cp vào phiên giao dịch 1 năm trước (26/4/2021).
Cổ phiếu LPB biến động mạnh giai đoạn giữa năm ngoái khi liên tiếp xuất hiện các thông tin ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) tham gia vào Hội đồng Quản trị LienVietPostBank, rồi làm Phó chủ tịch, đăng ký mua thêm cổ phiếu nhà băng này.
Trước đó, cổ phiếu này đã tăng từ vùng giá dưới 15.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 3/2021, lên mức đỉnh 25.800 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 6/2021. Tuy nhiên, kể từ ngày 7/6/2021 đến nay, LPB đều giao dịch với giá thấp hơn so với mức giá đấu khởi điểm mà doanh nghiệp đưa ra.
Thời gian gần đây, lãnh đạo của LienVietPostBank ồ ạt "gom" cổ phiếu LPB. Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc ngân hàng đăng ký mua hơn 4,8 triệu cổ phiếu. Con trai vị này cũng đăng ký mua vào 103.651 cổ phiếu. Phó Tổng Giám đốc ngân hàng, ông Lê Anh Tùng cũng đăng ký mua vào 57.079 cổ phiếu.
Các giao dịch sẽ được thực hiện theo quyền quyết định của VSD hoặc LienVietPostBank. Trước đó, một số lãnh đạo ngân hàng cũng đã đăng ký mua hơn 249.000 cổ phiếu LPB trong đợt phát hành lần này.
Về kết quả kinh doanh quý I/2022, LPB ghi nhận lợi nhuận quý I/2022 đạt 1.795 tỷ đồng, tăng hơn 60% so cùng kỳ nhưng dư nợ cho vay và huy động của LienVietPostBank dậm chân tại chỗ.
Theo đó, báo cáo tài chính quý I/2022 của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa công bố cho thấy, các chỉ báo trên bảng cân đối kế toán cho thấy sự tăng trưởng chững lại. Riêng tiền gửi huy động từ khách hàng, tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh 25% so với đầu năm, xuống còn hơn 13.330 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,37% hồi đầu năm lên 1,42% do nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng hơn 50%.