Vài năm qua, CEO SoftBank Masayoshi Son gây náo loạn ngành công nghệ toàn cầu và Silicon Valley khi dùng quỹ Vision Fund để đổ tiền vào các startup đình đám như Uber, Slack và WeWork với tham vọng thay đổi cách người dân thành thị các nước ăn uống, đi lại và làm việc.
Tỷ phú Son từng đặc cược vào Alibaba của Trung Quốc và kiếm được tới 100 tỷ USD. Nhờ thành công đó, ông được ca ngợi là một nhà đầu tư có tầm nhìn xa hiếm thấy. Tràn đầy sự tự tin, ông lên kế hoạch với tầm nhìn 300 năm nhằm biến SoftBank thành doanh nghiệp tiên phong trong trí tuệ nhân tạo, robot và các ngành công nghệ cao khác.
Với quỹ đầu tư Vision Fund, ông Son muốn đổ tiền phát triển các công ty công nghệ đủ sức đóng góp vào một cuộc cách mạng công nghiệp mới. Nhưng trong năm nay, một phần giấc mơ vĩ đại của tỷ phú Nhật Bản vỡ vụn khi va chạm với hiện thực khắc nghiệt.
Tỷ phú Masayoshi Son có tham vọng lớn với SoftBank và Vision Fund. Ảnh: Reuters. |
Những cú trượt dài
Kế hoạch IPO của WeWork sụp đổ, giá cổ phiếu Uber và Slack lao dốc là “cơn cảm lạnh” khiến quỹ đầu tư Vision Fund 100 tỷ USD của CEO SoftBank Masayoshi Son mắc bệnh “viêm phổi".
Vài năm qua, CEO SoftBank Masayoshi Son gây náo loạn ngành công nghệ toàn cầu và Silicon Valley khi dùng quỹ Vision Fund để đổ tiền vào các startup đình đám như Uber, Slack và WeWork với tham vọng thay đổi cách người dân thành thị các nước ăn uống, đi lại và làm việc.
Tỷ phú Son từng đặc cược vào Alibaba của Trung Quốc và kiếm được tới 100 tỷ USD. Nhờ thành công đó, ông được ca ngợi là một nhà đầu tư có tầm nhìn xa hiếm thấy. Tràn đầy sự tự tin, ông lên kế hoạch với tầm nhìn 300 năm nhằm biến SoftBank thành doanh nghiệp tiên phong trong trí tuệ nhân tạo, robot và các ngành công nghệ cao khác.
Với quỹ đầu tư Vision Fund, ông Son muốn đổ tiền phát triển các công ty công nghệ đủ sức đóng góp vào một cuộc cách mạng công nghiệp mới. Nhưng trong năm nay, một phần giấc mơ vĩ đại của tỷ phú Nhật Bản vỡ vụn khi va chạm với hiện thực khắc nghiệt.
Mới nhất là cú trượt dài của WeWork, startup chia sẻ văn phòng đình đám. Trong hai năm, Vision Fund và SoftBank lần lượt bơm gần 11 tỷ USD vào WeWork và thổi giá trị vốn hóa của công ty này lên tới 47 tỷ USD.
Nhưng cáo bạch IPO được công bố hồi tháng 8 cho thấy WeWork lỗ chồng lỗ suốt 3 năm qua. Trong vòng 4 tuần, giá trị vốn hóa của WeWork bốc hơi 37 tỷ USD, chỉ còn lại vỏn vẹn 10 tỷ USD. CEO WeWork phải từ chức, kế hoạch IPO bị hoãn vô thời hạn.
CNN dẫn lời nhà phân tích Chris Lane của Bernstein Research nhận định nếu WeWork IPO và chỉ đạt giá trị vốn hóa 10 tỷ USD, SoftBank và Vision Fund sẽ lỗ khoảng 2,4 tỷ USD. Nếu giá trị WeWork được định ở mức 15 tỷ USD thì doanh nghiệp của tỷ phú Son cũng sẽ ôm khoản lỗ 2 tỷ USD.
Nhưng WeWork không phải là cơn đau đầu duy nhất của tỷ phú Son. Vision Fund cũng đổ tới gần 8 tỷ USD vào Uber hồi năm 2017. Kể từ khi Uber IPO hồi tháng 5, giá cổ phiếu của hãng gọi xe sụt giảm 30%. Theo Wall Street Journal, Uber sẽ lỗ khoảng 8 tỷ USD trong năm nay.
Nhà phân tích Atul Goyal của Jefferies ước tính Vision Fund sẽ thiệt hại khoảng 3,9 tỷ USD vì đầu tư vào Uber. Ngoài ra, giá cổ phiếu của ứng dụng tin nhắn Slack cũng giảm 25% kể từ khi IPO. Vision Fund sở hữu khoảng 7,3% cổ phần trong Slack, theo hãng môi giới chứng khoán Daiwa.
Cuộc khủng hoảng của WeWork giáng đòn nặng vào Vision Fund. Ảnh: Getty Images. |
Tuần trước, hãng môi giới CLSA xác định giá trị tài sản của Vision Fund chỉ còn lại 39 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với núi tiền 65 tỷ USD mà quỹ này đã chi để mua cổ phần ở hàng loạt công ty công nghệ.
Vision Fund đầu tư vào khoảng 80 công ty. Phần lớn không niêm yết, do đó không có nhiều thông tin về sức khỏe tài chính của chúng. Các nhà đầu tư lại càng mù mờ hơn về cách Vision Fund hoạt động.
“Các nhà đầu tư tại SoftBank muốn thấy một danh mục kinh doanh đơn giản, dễ hiểu hơn”, CNN dẫn lời nhà phân tích Yoshi Ando của Daiwa cho biết.
“Vision Fund 2 đã chết”
heo New York Times, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng tỷ phú Son đã đổ tiền một cách quá dễ dãi vào các startup trên. Hậu quả là hệ sinh thái của các công ty còn rất non trẻ này bị những tờ bạc xanh đầu độc và trở nên khô héo.
Có quá nhiều tiền trong tay, người sáng lập của WeWork hay Uber trở nên liều lĩnh, sẵn sàng theo đuổi các kế hoạch mở rộng toàn cầu đầy mạo hiểm thay vì từng bước xây dựng công ty một cách chắc chắn.
Từ bê bối WeWork và khủng hoảng Uber, giới phân tích hi vọng các nhà đầu tư sẽ cẩn trọng hơn với các công ty có tốc độ tăng trưởng đột biến. “Hi vọng sự tỉnh táo sẽ quay trở lại thị trường vốn”, New York Times dẫn lời giáo sư Len Sherman của Trường Kinh doanh Columbia.
Trước mắt, uy tín của tỷ phú Son và Vision Fund đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Với 19 tỷ USD đầu tư vào Uber và WeWork, Vision Fund đang gặp khó khăn lớn và rất khó đối phó”, nhà phân tích Oliver Matthew của CLSA nói.
“Chỉ cần các công ty này hắt xì là Vision Fund sẽ cảm lạnh. Và giờ, quỹ đầu tư này mắc bệnh viêm phổi rồi”, ông nhấn mạnh.
Kế hoạch thành lập Vision Fund 2 của tỷ phú Masayoshi Son đang bị đe dọa. Ảnh: Bloomberg. |
Và “bệnh viêm phổi” của Vision Fund rất có thể sẽ đe dọa phá hủy mọi nỗ lực của tỷ phú Son trong việc thành lập quỹ Vision Fund thứ hai. Hồi tháng 7, SoftBank tuyên bố Apple, Microsoft và một số công ty khác sẽ đóng góp vào Vision Fund 2. Nhưng các nhà đầu tư lớn của Vision Fund 1 như Saudi Arabia và Abu Dhabi chưa cam kết gì.
“Nhưng việc SoftBank sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD vào các công ty có những vấn đề trầm trọng sẽ khiến các nhà đầu tư sợ hãi và tránh xa Vision Fund 2”, giáo sư Scott Galloway của Trường Kinh doanh Stern (Đại học New York) cảnh báo.
“Vision Fund 2 thực tế đã chết. Những tuyên bố của SoftBank về quỹ này chỉ là tuyên truyền hão mà thôi”, giáo sư Galloway khẳng định. “Quỹ đầu tư Saudi nói rằng sẽ chỉ đầu tư vào Vision Fund 2 bằng tiền lãi từ Vision Fund 1. Đó là cách từ chối lịch sự của họ”.
New York Times cho biết tuần trước, trong một hội thảo ở Pasadena (California), tỷ phú Son thừa nhận các công ty mà Vision Fund đầu tư cần sớm có lãi sau khi IPO. Việc chỉ tăng doanh số là không đủ.