Hiện nay, tình trạng giả danh là Cơ quan nhà nước để thực hiện hành vi lừa đảo qua điện thoại ngày càng gia tăng và thủ đoạn tinh vi hơn. Chúng gọi điện đến cho người dân giả mạo cấp bậc, chức vụ nhằm mục đích là cho người dân hoảng sợ, hoang mang làm theo yêu cầu của chúng.
Với thủ đoạn tinh vi, các đối tượng giả danh công an để lừa đảo người dân qua điện thoại ngày càng lộng hành. Chúng gọi điện đến cho người dân giả mạo cấp bậc, chức vụ nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Chúng sẽ tự xưng là cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự…. nhằm mục đích là cho người dân hoảng sợ, hoang mang làm theo yêu cầu của chúng.
Thông thường các đối tượng giả danh công an chúng sẽ đi theo trình tự lập sẵn từ việc thông báo có bưu phẩm cần nhận gấp, yêu cầu cung cấp chứng minh nhân dân để mở niêm phong sau đó đọc lệnh vì liên quan đến vụ án hình sự nào đó. Trong tình trạng này nhiều người hoang mang lo sợ nên làm theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo, rơi vào bẫy của chúng dẫn đến hậu quả bị chiếm đoạt tài sản.
Vậy tội giả danh Cơ quan nhà nước lừa đảo qua điện thoại sẽ bị xử lý như thế nào? Sau đây Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thứ nhất: Về xử phạt hành chính
Trong trường hợp các đối tượng giả danh Cơ quan nhà nước để chiếm đoạt tài sản giá trị dưới 2 triệu đồng và không gây hậu quả nghiêm trọng. Người phạm tội chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa bị kết án hay đã bị kết án nhưng được xóa án tích thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ điều 15, nghị định 167/2013 ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác thì sẽ bị xử lý như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác, sử dụng trái phép tài sản của người khác.
Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ thực hiện vi phạm hành chính.
Thứ hai: Xử lý hình sự:
Trong trường hợp xử lý theo trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ tùy vào tính chất, mức độ mà người thực hiện hành vi giả mạo công an có thể bị xử lý về tội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác, tội sử dụng tài liệu, con dấu giả của cơ quan chức năng…
Cần đề phòng cảnh giác đối với những người gọi điện đến giới thiệu là công an, và nói bạn đã phạm tội nào đó rất nghiêm trọng, yêu cầu cho kiểm tra tài khoản tiết kiệm. Người dân cần cẩn trọng để phòng tránh và tự bảo vệ mình khỏi bẫy lừa đảo qua điện thoại
Trên đây là tư vấn của Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự về hành vi giả danh là Cơ quan nhà nước lừa đảo qua điện thoại cùng với các biện pháp phòng tránh, hi vọng sẽ cung cấp cho các ban một số thông tin để tránh trường hợp bị mắc bẫy của bọn tôi phạm. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi để được giải đáp.
- Thông tin liên hệ:
- Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự
- Địa chỉ: Số 3, đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0913 83 1789 (zalo) – 029 99999983 (Hotline)
- Email: [email protected]
- Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn