Hà Nội, Thứ Tư Ngày 04/12/2024

Bao sái bàn thờ cuối năm vào ngày nào? Cách làm lễ và văn khấn rút tỉa chân nhang

DTVN 12:28 04/02/2021

Bao sái bàn thờ cuối năm vào ngày nào? Bao sái bàn thờ là gì, khi nào, cách bao sái ban thờ, bát hương cuối năm đúng cách chi tiết trong bài sau.

Bao sái bát hương là gì?

Bao sái hương hay còn gọi là vệ sinh bàn thờ, đây là một nghi lễ khá quan trọng, bao gồm các công việc là vệ sinh bàn thờ, bát hương, tỉa chân nhang, thay hoặc thêm tro vào bát hương.

Bao sái bát hương vào ngày nào?

Vậy bao sái bát hương vào lúc nào? Thông thường, lễ bao sái bát hương thường diễn ra vào cuối năm vì ngày thường không nên xê dịch bát hương hoặc bao sái vì động đến phần âm, không tốt cho gia chủ nhưng nếu cần thiết phải làm trong năm thì vẫn có thể tiền hành.

Bao sái bát hương ngày nào?

Bao sái bàn thờ cuối năm vào ngày nào? Bao sái bàn thờ, bát hương ngày 23 tháng Chạp hoặc ngày Tất Niên. Nhưng bao sái trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo? Dân ta quan niệm thời điểm các Táo lên chầu trời chỉ còn một vài thần nhỏ trực duy trì trật từ, vì vậy việc xê dịch bát hương cũng không mạo phạm đến các vị thần.

Tuy nhiên, nếu nhà có tang ma thì không nên quét để khói bụi không bay vào mắt người vừa mất, phạm đến phần âm.

Cách bao sái bát hương bàn thờ

Cách vệ sinh, bao sái bàn thờ ngày 23 tháng Chạp hay một ngày trong năm nếu cần thiết, cách vệ sinh bàn thờ thần tài cần nắm rõ những lưu ý sau:

Người thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ, quần áo, đầu tóc chỉnh tề. Trước khi tiến hành cần chuẩn bị đồ lễ bao sái bàn thờ gồm 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt, 1 đĩa hoa quả theo mùa, 3 lễ tiền vàng, 2 lọ hoa hai bên, 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ, 3 chén rượu nhỏ, 1 tách nước sôi để nguội.

Sau khi đã sắm lễ bao sái ban Thần Tài, bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên, bạn thắp 3 nén nhang và bắt đầu đọc bài khấn trước khi vệ sinh bàn thờ cuối năm.

Bao sái bát hương, vệ sinh bàn thờ như thế nào?

Đọc xong bài khấn trước khi vệ sinh bàn thờ thần tài, bàn thờ Phật, gia tiên, bạn đợi hương tàn ⅓ rồi di chuyển bát hương ra ngoài và dùng bộ dụng cụ vệ sinh bàn thờ để làm sạch bàn thờ, không vệ sinh khi vẫn còn bát hương trên bàn thờ.

Khi bao sái chân hương bát nhang, chỉ để lại 5 chân nhang với bát hương quan Thần Linh và 3 chân nhang đối với các bát hương khác. Phần chân nhanh đã tỉa mang đốt và thả tro xuống sông. Bỏ bớt tro đầy trong bát hương và thêm tro mới cách miệng bát hương 1-2cm.

Cách cách bao sái tượng Phật, bát hương Thần Tài, bát hương gia tiên đúng cách là dùng khăn sạch thấm rượu gừng và lau từ miệng bát trở xuống. Khi vệ sinh bàn thờ hàng ngày cũng nên dùng cách này.

Vệ sinh bát hương xong thì bạn đặt bát hương, đồ thờ cúng lại vị trí cố định trên bàn thờ và kiêng kỵ xê dịch và thay nước, thay chum gạo muối nếu có.

Sau khi bao sái chân nhang cuối năm xong xuôi, bạn thắp nhang xin yên vị chân nhang, thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc và cầu xin phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe bình an. Bạn có thể tham khảo thêm bàn thờ ngày tết gồm những gì và những lưu ý nhất định nên nắm rõ.

Văn khấn rút tỉa chân nhang

Văn khấn bao sái chân nhang, bao sái bát hương bàn thờ

Cùng tham khảo văn khấn bao sái chân nhang, bao sái bát hương bàn thờ năm 2021 sau đây:

Văn khấn xin bao sái bát hương bàn thờ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ... (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp...hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới(trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) - để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng) , mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ..., chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Trên đây là thông tin để bạn hiểu rõ hơn về bao sái là sao, nghĩa là gì, bao sái bát hương khi nào, bao sái bàn thờ trước hay cúng ông Công ông Táo trước cùng cách bao sái bàn thờ Thần Tài, vệ sinh bàn thờ ông địa và văn khấn.

*Bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

T.Trần/SHTT

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/bao-sai-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao-cach-lam-le-va-van-khan-rut-tia-chan-nhang-d89242.html

Bạn đang đọc bài viết Bao sái bàn thờ cuối năm vào ngày nào? Cách làm lễ và văn khấn rút tỉa chân nhang tại chuyên mục Đời sống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Đời sống