Hà Nội, Thứ Tư Ngày 04/12/2024

Cảnh báo - Các loại thuốc có thể và không thể dùng cùng với vắc xin phòng Covid-19

CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM ONLINE 07:03 16/07/2021

Việc tiêm vắcxin Covid-19 vô cùng quan trọng hiện nay. Tuy nhiên nếu sử dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến cơ thể bị phản ứng miễn dịch chậm với vắcxin

Hầu hết những người mắc bệnh nền đều phụ thuộc vào thuốc để điều hòa các chức năng quan trọng và do đó cần được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến cơ thể dẫn đến phản ứng miễn dịch chậm với vắc xin. Đặc biệt nếu chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 có một số loại thuốc cần phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc hoãn không tiêm vắc xin.

Thuốc tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là một bệnh làm suy giảm sự trao đổi chất và hoạt động của nội tiết tố. Tuy nhiên, bộ phận trong hệ thống miễn dịch gây ra bệnh tuyến giáp tự miễn tách biệt với bộ phận chịu trách nhiệm chống lại các bệnh nhiễm trùng. Do đó, hầu hết các loại thuốc tuyến giáp đang được sử dụng sẽ không gây ra các triệu chứng hoặc làm cho vắc-xin kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc-xin.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cần hỏi bác sĩ để tránh dùng một số loại thuốc. Ảnh minh họa

Các thuốc trị hen và chống dị ứng

Dị ứng là một vấn đề hay được tranh luận trong chủ đề tiêm phòng vắc-xin Covid-19 vì nó có thể khiến một số người dễ bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hầu hết các loại thuốc hoặc thuốc kháng histamine mà những người bị dị ứng sử dụng, đều được chứng minh là an toàn khi sử dụng với vắc-xin Covid-19. Vắc xin an toàn đối với những người bị dị ứng thực phẩm và mắc các tình trạng dị ứng thông thường như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng. Chỉ những người bị sốc phản vệ (phản ứng dị ứng) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin mới không nên dùng vắc xin.

Thuốc trị các rối loạn tâm thần

Rất nhiều các bệnh tâm thần và các chứng rối loạn tâm lý khác, như rối loạn giấc ngủ, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Theo quan sát của các bác sĩ, những người bị trầm cảm nặng có thể có phản ứng chậm sau khi tiêm.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các thuốc điều trị bệnh tâm thần có thể gây phản ứng chống viêm, mà chúng ta không mong muốn điều này. Ở liều cao, chúng có thể gây giảm bạch cầu. Các bác sĩ khuyến nghị những bệnh nhân này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nói thêm là lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn các tác hại nó có thể mang lại.

Một số loại vắc xin, bao gồm covishield và covaxin, có mang cảnh báo cho người dùng thuốc làm loãng máu, khiến nhiều người lo lắng… Các loại thuốc làm loãng máu có thể gây mất máu nhiều, phát ban, và trong một vài trường hợp, các vết sưng tấy không mong muốn và mất nhiều thời gian để lành.

Những người bị rối loạn chảy máu hoặc bệnh tim nên kiểm tra loại thuốc chống đông máu mà họ đang sử dụng trước khi tiến hành tiêm vắc-xin Covid-19. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc các thuốc chống đông máu mới hơn có một nguy cơ nhỏ bị sưng tấy vết tiêm. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc mới hơn này có thể bỏ qua liều thuốc buổi sáng, tiêm vắc xin, rồi tiếp tục uống liều thuốc tiếp theo của họ. Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên tuân thủ một số biện pháp chăm sóc sau tiêm chủng để ngăn ngừa các biến chứng.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 15/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu là 189.106.412 ca, trong đó có 4.073.480 người tử vong.

Số ca mắc bệnh trong ngày tiếp tục đà giảm trên phạm vi toàn cầu, với châu Á, Brazil hiện là những vùng dịch “nóng nhất”, song số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại. Một số nước châu Âu, châu Á tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm.

Thời gian gần đây, biến chủng Delta và Delta Plus đã xuất hiện tại hàng loạt nước, buộc các chính phủ phải tăng tốc tiêm chủng và siết chặt các biện pháp phòng dịch để tránh một làn sóng Covid-19 mới.

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 172.755.794 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 12.277.138 ca và 79.192 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 14/7, thế giới có 105 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 84 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Theo Chất lượng Việt Nam Online

Link gốc : http://vietq.vn/cac-loai-thuoc-co-the-va-khong-the-dung-cung-voi-vac-xin-covid-19-d188951.html

Bạn đang đọc bài viết Cảnh báo - Các loại thuốc có thể và không thể dùng cùng với vắc xin phòng Covid-19 tại chuyên mục Đời sống – Xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Đời sống – Xã hội