Trả lời, bà Hồng cho rằng tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp, phải đảm bảo các yếu tổ kinh doanh. Doanh nghiệp đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng tình hình tài chính của tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng là trung gian tài chính, nhận tiền gửi và cho vay lại. Khi khách không có nguồn thu thì ảnh hưởng tình hình trả nợ, làm gia tăng nợ xấu.
Bà Hồng nhấn mạnh nhiệm của của các tổ chức tín dụng là vừa giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, vừa đảm bảo hoạt động của bản thân mình.
Do đó, Phó thống đốc cho rằng hạ chuẩn cho vay khiến tổ chức tín dụng đối mặt nguy cơ bất ổn trở lại như trước đây. “Hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ gây hệ lụy đến nền kinh tế và ổn kinh tế vĩ mô”, bà nói.
Bà Hồng dẫn đề xuất phương án hạ chuẩn cho vay bằng việc thúc đẩy bảo lãnh của Chính phủ của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đề xuất này sẽ được Chính phủ xem xét.
Trước đó, để hỗ trợ trong dịch Covid-19, các ngân hàng đã đăng ký cung ứng với tổng số vốn 300.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung 0,5-1%.
NHNN cho biết các tổ chức tín dụng bước đầu đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 52.000 khách hàng với số tiền gần 18.000 tỷ đồng; thực hiện miễn, giảm lãi cho gần 6.500 khách hàng với dư nợ gần 126.000 tỷ đồng; cho vay mới 165.208 tỷ đồng với 354.286 khách hàng.
Dư nợ của toàn ngành tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo (60.000 tỷ đồng); bán buôn bán lẻ (43.000 tỷ đồng); nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (16.000 tỷ đồng).
Các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank, AgriBank cam kết giảm sâu lãi suất cho vay tới 2,5% một năm, đặc biệt cho doanh nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết khó có thể tiếp cận các gói vay do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn. Trong khi đó, hầu hết tổ chức tín dụng không hạ chuẩn cho vay.
Theo Zing