Đó là điều băn khoăn của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa trước thông tin có 5 nhà đầu tư Thái nắm quyền kiểm soát, vừa tham gia HĐQT, vừa tham gia ban kiểm soát của nhà máy nước mặt sông Đuống.
Cần thận trọng khi cho bán dự án
Theo Kiến Thức, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng nên đặt ra vấn đề về việc cho bán dự án với trường hợp trên. Đặc biệt, cần xem nhà đầu tư có thực sự làm dự án kinh doanh để phục vụ nhân dân hay họ chỉ thực hiện động tác kiếm lợi nhuận, sau đó dồn lại rủi ro cho người khác, đặc biệt là rủi ro cho nhân dân.
“Thực tế ngay trong dự án Luật quy định bán một phần hay bán toàn bộ dự án. Nếu như vậy, doanh nghiệp hay lợi dụng để 'tay không bắt giặc”, đầu cơ dự án để làm và cuối cùng là bán dự án.
Bản thân mình cứ tin tưởng vào năng lực của người ta để giao dự án. Nhưng cuối cùng giao vào tay họ thì họ làm xong dự án lại đem bán đi. Bởi bản chất, dự án đã thuộc về quyền của họ”, Đại biểu Nhưỡng nói.
|
5 nhà đầu tư Thái Lan nắm quyền kiểm soát NMNM sông Đuống. |
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, rủi ro thứ nhất là mình đã trao nhầm dự án, thậm chí dự án rất quan trọng như nhà máy nước sạch cho những người không đứng ra thực hiện dự án đó. Cuối cùng họ lại bán và chuyển nhượng cho người khác.
"Khi chuyển cho người khác, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài thì mình rất khó để quản lý rủi ro. Bởi thực tế, mình chưa biết “hạnh kiểm” của những người mà người ta bán là ai. Nhưng quyền của họ được bán thì làm sao quản lý được họ”, Đại biểu Nhưỡng nói.
Cũng theo Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, nhà nước cần rất thận trọng khi cho bán dự án và cần cân nhắc cho phép được bán cho đối tượng nào và không được bán cho đối tượng nào.
Đồng quan điểm, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu vốn, sau đó lại bán cho một nhà đầu tư khác, rồi nhà đầu tư này lại bán cho người khác nữa, trong khi chúng ta không biết rõ chủ của họ là ai.
Vị đại biểu TP HCM cho rằng nước sạch là vấn đề an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến toàn bộ người dân nhưng pháp luật vẫn còn khoảng trống. Do đó, những đề nghị vừa nêu ông mong muốn được xem xét trong dự án Luật Đầu tư (sửa đổi).
34% cổ phần nằm trong tay nữ tỷ phú Thái Lan
Theo thanhnien, Aqua One theo danh sách cổ đông thành lập sở hữu 58% vốn của CTCP Nước mặt Sông Đuống. Tập đoàn này đang thuộc sở hữu của nhiều thành viên, trong đó nắm quyền chi phối là bà Đỗ Thị Kim Liên.
Ngoài Aqua One, CTCP Nước mặt Sông Đuống còn có các cổ đông sáng lập khác: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội sở hữu 10%; Công ty TNHH MTV Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch (Newtatco) 5%; CTCP Đầu tư Việt Nam - Oman (nhà đầu tư uỷ thác góp vốn) 27%.
|
Dự án Nhà máy nước sạch Sông Đuống. |
Tuy nhiên, sau khi nhà máy được xây dựng và hoạt động, cổ đông của CTCP Nước mặt Sông Đuống đã có những thay đổi đáng kể với sự xuất hiện của một công ty đến từ Thái Lan.
Theo đó, tên cổ đông sáng lập là CTCP Đầu tư Việt Nam - Oman đã không còn xuất hiện trong danh sách, thay vào đó là công ty WHAUP (SG) 2DR PTE.Limited với tỷ lệ sở hữu 34%.
WHAUP (SG) 2DR PTE.LIMITED theo giới thiệu là thành viên Tập đoàn WHA - Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp, năng lượng hàng đầu của Thái Lan.
Bà Jareeporn Jarukornsakul hiện đang nắm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn này, sở hữu 10,3% vốn và thông qua WHA Holding Co.,LTD sở hữu 25,3%.
WHAUP (SG) 2DR PTE.LIMITED theo giới thiệu là thành viên Tập đoàn WHA - Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp, năng lượng hàng đầu của Thái Lan. Bà Jareeporn Jarukornsakul hiện đang nắm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn này, sở hữu 10,3% vốn và thông qua WHA Holding Co.,LTD sở hữu 25,3%.
Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Thái Lan, ngày 8.8.2019, WHA đã cho phép công ty WHAUP ký hợp đồng mua bán với ông Đỗ Tất Thắng - một cổ đông của CTCP Nước mặt sông Đuống (SDWTP) để mua gần 34 triệu cổ phần, tương đương với 34% tổng số cổ phần của SDWTP. Tổng giá trị của giao dịch là 2.073,19 tỉ đồng.
Như vậy, nhiều khả năng ông Đỗ Tất Thắng chỉ là nhà đầu tư được uỷ thác thông qua CTCP Đầu tư Việt Nam - Oman để tham gia sáng lập. Sau đó, ông Thắng đã chuyển nhượng lại số cổ phần này cho công ty của nữ tỷ phú người Thái Lan.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ