Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 29/03/2024

Dược phẩm Bến Tre: Vì đầu cổ phiếu DBT tăng nhanh đến vậy?

Mai Hương(T/H) 10:55 19/08/2020

Nhìn lại quá trình hoạt động của DBT trong khoảng thời gian gần đây, câu hỏi đặt ra là điều gì khiến cổ phiếu DBT tăng nhanh đến vậy?

DBT niêm yết trên HNX từ năm 2009, vừa qua được HOSE chấp thuận niêm yết và giá cổ phiếu này tăng hơn 50% trong 7 phiên. Tính từ 1 tháng trở lại đây (Từ ngày 22/7 đến ngày hôm nay 19/8), giá cổ phiếu đã tăng đến 70%, tăng từ 11.000 đồng/cp lên 18.700 đồng/cp.

Tính từ 1 tháng trở lại đây (Từ ngày 22/7 đến ngày hôm nay 19/8), giá cổ phiếu đã tăng đến 70%, tăng từ 11.000 đồng/cp lên 18.700 đồng/cp.

Nhìn lại quá trình hoạt động của DBT trong khoảng thời gian gần đây, câu hỏi đặt ra là điều gì khiến cổ phiếu DBT tăng nhanh đến vậy?

Dược phẩm Bến Tre: Chi phí lãi vay phình to - Lãi sau thuế teo tóp

Dược phẩm Bến Tre chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài các mặt hàng thuốc trị bệnh cho người. Ngoài ra, doanh nghiệp có bán thành phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu (khoảng 1%) do chính công ty cùng 2 công ty con là Biopharco và Ypharco sản xuất.

Đây là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tương đối ổn định. Thường đạt trên 20 tỷ đồng lợi nhuận trong giai đoạn 2016-2019. Công ty cũng chia cổ tức tiền mặt từ 8% đến 15% trong 4 năm qua.

Nửa đầu năm nay, doanh nghiệp ghi nhận 396 tỷ đồng doanh thu, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí lãi vay cùng chi phí bán hàng tăng đã khiến lãi sau thuế còn lại trở nên "teo tóp".

Bức tranh tài chính nửa đầu năm nay, dòng tiền của DBT chưa có dấu hiệu cải thiện khi tồn kho tăng 12,9% lên 328 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng tài sản tăng lên 44%; nợ vay tăng 16,9% lên 380,8 tỷ đồng, tỷ lệ trong tổng nguồn vốn tăng lên 51,1%; chi phí lãi vay riêng quý II là 5,4 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ, lũy kế 6 tháng là 10,6 tỷ đồng, tăng 53% và chiếm 2/3 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, chưa bao gồm hoạt động tài chính.

Như đã nói, lãi vay tăng là một trong những nguyên nhân khiến nửa đầu năm nay, LNST của DBT ghi nhận 6,98 tỷ đồng, giảm 31,5% so với cùng kỳ.

Trong đó, LNST của cổ đông công ty mẹ giảm 49,5%, chỉ đạt 4,6 tỷ đồng. Riêng quý II/2020, LNST của cổ đông công ty mẹ âm 1,8 triệu đồng.

Doanh nghiệp cho biết chi phí lãi vay tăng do tăng nhập hàng và được tài trợ bằng vốn vay để chủ động nguồn hàng trong tình trạng ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, đơn vị cũng tăng chi phí bán hàng để kích cầu khi diễn biến dịch bệnh còn đang phức tạp.

Về nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm trong quý II/2020, báo cáo của DBT cho biết, chi phí bán hàng tăng cao khi Công ty đẩy mạnh bán hàng trong tình hình khó khăn của dịch bệnh Covid-19, dịch bệnh cũng khiến Công ty tăng nhập hàng để chủ động nguồn hàng và làm lãi vay tăng do sử dụng nguồn tài trợ bằng vốn vay.

Doanh thu mảng hàng hóa của DBT suy giảm

Sản phẩm kinh doanh của Công ty bao gồm 2 nguồn hàng chính là hàng sản xuất và hàng thương mại, trong đó các sản phẩm nhập khẩu là nguồn đóng góp chính, trên dưới 50% doanh thu hàng năm, hàng sản xuất đóng góp khoảng 15 - 20%, còn lại là hàng hóa được mua từ các doanh nghiệp trong nước.

Đối với nguồn hàng nhập khẩu, sản phẩm của Công ty chủ yếu được nhập khẩu từ các đối tác tại châu Âu như Gedeon Richter, Egis Pharmaceuticals, Raptakos, Sanavita, Cadilla...

Do đặc điểm danh mục sản phẩm thuốc nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm đặc trị nên kênh điều trị (ETC - thuốc bán theo đơn, cung cấp qua kênh đấu thầu) là kênh phân phối chính của DBT. Tuy nhiên, kênh phân phối này của DBT đang bị đánh giá đối mặt nhiều khó khăn do chính sách đấu thầu ưu tiên về giá.

Thực tế, doanh thu mảng hàng hóa của DBT những năm gần đây suy giảm, từ mức 764 tỷ đồng năm 2017 xuống 728 tỷ đồng năm 2018 và 703 tỷ đồng năm 2019.

Trong khi đó, với hàng hóa sản xuất, sản phẩm của các nhà máy thuộc DBT được đánh giá là các sản phẩm thuốc thông thường, không có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Riêng năm nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và tỷ giá biến động trong những tháng đầu năm được đánh giá là khó khăn với DBT khi làm gia tăng chi phí, hoạt động vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa cũng bị ảnh hưởng.

Tại Đại hội đồng cổ đông tổ chức cuối tháng 5/2020, DBT đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với 912 tỷ đồng doanh thu và 31,3 tỷ đồng LNST hợp nhất, tăng 16% về doanh thu và tăng 22,2% về lợi nhuận so với thực hiện năm 2019. Với kết quả thực hiện nửa đầu năm, áp lực kinh doanh trong nửa cuối năm là không nhỏ.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/duoc-pham-ben-tre-vi-dau-co-phieu-dbt-tang-nhanh-den-vay-d80987.html

Bạn đang đọc bài viết Dược phẩm Bến Tre: Vì đầu cổ phiếu DBT tăng nhanh đến vậy? tại chuyên mục Doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Doanh nghiệp