Dòng tiền kinh doanh của Habeco âm hơn 1.000 tỷ đồng
Mới đây, Tổng Công ty Bia Rượu NGK Hà Nội – Habeco (Mã CK: BHN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020 với khoản lỗ 98,33 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty lãi 64 tỷ đồng.
Về doanh thu, quý đầu năm nay, Habeco ghi nhận doanh thu thuần chỉ đạt 774 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ năm 2019.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của Habeco âm hơn 1.000 tỷ đồng. Tổng tài sản cuối quý 1 của Habeco còn 6.828 tỷ đồng, giảm 12% so với đầu năm. Trong đó, số dư tiền và tương đương (bao gồm tiền gửi) còn 1.817 tỷ đồng, giảm 37%; hàng tồn kho tăng 17,5% lên 751 tỷ đồng.
Tiền và các khoản tương đương tiền của BHN giảm 67% so với đầu năm, khiến tổng tài sản giảm 12%, còn gần 6,828 tỷ đồng. Bên cạnh đó, BHN có nợ phải trả giảm 33% so với đầu năm, chiến gần 1,745 tỷ đồng chủ yếu do phải trả người bán, người mua trả tiền trước ngắn hạn, chi phí phải trả ngắn hạn và dư nợ vay ngắn hạn giảm.
Trước Habeco, "đại gia" ngành bia Sabeco cũng công bố kết quả thấp nhất trong nhiều năm với doanh thu quý 1 đạt 4.909 tỷ đồng, giảm 47% và lợi nhuận sau thuế đạt 717 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước.
Các chi phí trong quý I/2020 của Habeco không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm trước như chi phí bán hàng chỉ giảm 3% xuống 185 tỷ đồng hay chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 4%, lên 81 tỷ đồng; trong khi đó, Sabeco giảm các chi phí này từ 15-20%.
Ngoài doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính giảm mạnh, Habeco còn ghi nhận doanh thu tài chính (29 tỷ đồng) giảm 19% nên dù chi phí lãi vay (-27%) và chi phí bán hàng (-3%) giảm, Habeco vẫn chịu lỗ ròng gần 72 tỷ đồng trong quý 1. Đây cũng là mức lỗ lớn nhất của Habeco kể từ quý 2/2010.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của BHN. |
Hiện tại, cổ phiếu BHN đang giao dịch trên thị trường ở mức 53.300 đồng/cp.
Habeco: Chung số phận chịu ảnh hưởng kép
Năm 2020 được xác định là năm khó khăn với thị trường sản xuất, kinh doanh bia, rượu do phải chịu tác động kém bởi Luật Phòng chống tác hại rượu bia từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP và đại dịch bùng phát khiến nhiều nhà hàng, khu du lịch tạm ngừng hoạt động.
Kết quả kém tích cực của Habeco trong quý 1 do chịu ảnh hưởng kép từ quy định sử dụng rượu bia (Nghị định 100) và đại dịch Covid-19 khiến sản lượng tiêu thụ sụt giảm so với cùng kỳ.
Ban lãnh đạo Habeco đưa ra một số nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh năm 2019 như tăng trưởng của ngành bia đã chững lại. Thực tế, các mẫu mã sản phẩm Habeco hiện có đều cũ, ít thay đổi, tạo cảm giác cũ kỹ đối với người tiêu dùng. 90% sản lượng bia được tiêu thụ của Habeco đều đến từ phân phân khúc phổ thông, tỷ suất lợi nhuận thấp.
Thêm vào đó, nhiều sản phẩm bia nhập khẩu được người tiêu dùng có tâm lý sính ngoại chọn lựa. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của Habeco.
Năm 2019, Habeco đưa ra thị trường 2 sản phẩm mới là Hanoi Bold và Hanoi Light và dự kiến ra mắt thêm 3 sản phẩm mới trong năm nay với quy mô thử nghiệm một số bia Craft (bia thủ công).
Cùng với đó, Habeco dự kiến cải tiến nhãn mác, ra mắt một số hình thức đóng gói mới. Ngoài ra, Habeco sẽ giao thêm khu vực thị trường miền Trung cho Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Hà Nội Thanh Hoá với mục tiêu củng cố thị trường và lấy lại thị phần.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ