Hà Nội, Thứ Ba Ngày 23/04/2024

Doanh nhân là gì? Làm thế nào để trở thành một doanh nhân thành đạt?

DTVN 10:32 01/10/2019

Bất kì ai thực hiện việc kinh doanh - cho dù đại diện cho một công ty nhỏ, một tập đoàn đa quốc gia hay cho chính doanh nghiệp của họ - đều được xem là doanh nhân.

Thế nào là một doanh nhân?

Một trong những định nghĩ đầy đủ về doanh nhân bao gồm các yếu tố sau :

Phối hợp những lợi thế đang có theo một cách mới và hiệu quả hơn.

Tạo ra nhiều giá trị hơn từ những nguyên thiệu thô và nhân lực và trước đây bị coi là vô ích.

Cải thiện những gì đã xuất hiện với việc sử dụng các kĩ thuật mới.

Di chuyển tài nguyên kinh tế ra khỏi khu vực năng xuất thấp tới khu vực sản xuất hiệu quả và lớn hơn.

Có phương pháp tìm kiếm và hưởng ứng lại những nhu cầu chưa được thoả mãn và các đòi hỏi của khách hàng.

Làm thế nào để trở thành doanh nhân thành đạt?

Có mục tiêu rõ ràng, có tính khả thi.

Theo khảo sát, người lãnh đạo vượt trội hơn trong kỹ năng, hành vi ứng xử cũng như khả năng nhận diện, tìm kiếm các cơ hội có tiềm năng lớn trong kinh doanh. Không có gì quá ngạc nhiên về kết quả này. Nhưng, yếu tố nào tạo nên tính khả thi trong kinh doanh?

Sau khi phỏng vấn hàng trăm doanh nhân, đây là 4 câu hỏi thường xuyên được sử dụng trong xác định tính khả thi của một dự án:

- Sản phẩm có thực sự giải quyết được những “nỗi đau” của khách hàng mà công ty khác bỏ quên?

- Người hoạch định chiến lược có ưa thích dùng công cụ marketing để giải quyết vấn đề không?

- Nhân lực chính của một startup liệu có đủ khả năng tạo lập và thi hành giải pháp cho một vấn đề?

- Cơ hội thị phần có đủ lớn?

Hãy cố gắng xây dựng mối quan hệ phù hợp với những người đến cửa hàng của bạn, sử dụng sản phẩm hay đánh giá cao công việc của bạn.

Có tầm nhìn và tầm ảnh hưởng

Nhà lãnh đạo cần có tầm ảnh hưởng tới cổ đông của công ty và các nhà đầu tư – những người họ cần phải hợp tác để đưa chiến lược của công ty đến thành công.

Những nhà nghiên cứu tại Harvard chỉ ra rằng các lãnh đạo có tư chất doanh nhân luôn dùng sự tự tin để hoạch định tầm nhìn và gây ảnh hưởng lên những lãnh đạo thông thường. Hơn nữa, các leader làm việc cho các công ty lâu đời cũng tự đánh giá khả năng ảnh hưởng, quyết định của mình ở mức thấp hơn.

Như trong cuốn sách “Chiến lược nhiệt huyết cho công ty khởi nghiệp”, một doanh nhân thành công có khả năng thu hút và phát triển nhân tài bằng cách tạo ra “tiền tệ cảm xúc”. Tthay vì cố trả lương nhân viên cao hơn Google, họ biến startup thành một môi trường làm việc ý nghĩa thông qua những nhiệm vụ đầy tính thúc đẩy.

Bình tĩnh trong mọi tình huống

Theo các nhà nghiên cứu, một nhà lãnh đạo có tư chất doanh nhân là người có thể “lèo lái con thuyền kinh doanh qua bất cứ trở ngại hay khó khăn nào”.

Bạn sẽ biết được mình có sở hữu năng lực này hay không nếu bạn sẵn sàng khởi nghiệp kể cả khi không có vốn, không có thị phần, không có vật chất nhưng bạn có nhận định về vấn đề cũng như các giải pháp cần thiết cho nó.

Chính đặc điểm này giúp các doanh nhân thành đạt cảm thấy thoải mái hơn với sự rủi ro trên chặng đường xây dựng doanh nghiệp từ con số không.

Xây dựng các mối quan hệ

Một lý giải cho sự bình tĩnh trong mọi tình huống của các nhà lãnh đạo là năng lực tập trung nguồn lực cũng như định hướng từ những mối quan hệ kinh doanh chuyên nghiệp mà họ xây dựng nên.

Trên thực tế, khá nhiều CEO thừa nhận đôi khi họ không thể một tay giải quyết mọi việc mà không có lời khuyên từ những CEO dày dặn kinh nghiệm hơn.

Những doanh nhân thành đạt luôn làm việc nghiêm túc, hết mình với công việc, đam mê và biết truyền lửa, truyền nhiệt huyết tới những người đồng sự thông minh quanh họ.

Có tài chính cùng khả năng quản lý tài chính

Khả năng gọi vốn và quản lý dòng tiền là kỹ năng cần thiết để có một thương vụ thành công. Những nhà lãnh đạo trong cuộc khảo sát của Đại học Harvard cho thấy “sự tự tin vượt bậc trong kỹ năng quản lý dòng tiền, gọi vốn và xin trợ cấp chính phủ”.

Để chuẩn bị cho cuốn sách sắp xuất bản nói về quá trình mở rộng doanh nghiệp, tôi đã tiến hành phỏng vấn hàng trăm CEO và điều đáng lưu ý ở đây là hầu như doanh nhân thành công nào cũng giỏi thương thuyết để nhà đầu tư rót tiền cho mình.

Một cuộc gọi vốn thành công phải nhấn mạnh các yếu tố về quy mô thị trường mục tiêu, tuyên ngôn giá trị của công ty, khả năng thu hút khách hàng mới cũng như duy trì quan hệ với các khách hàng trung thành.

Không có gì đáng ngạc nhiên lắm khi có một lĩnh vực những người có tư chất lãnh đạo không giỏi bằng người bình thường: sự ưa thích công việc ổn định, có nguyên tắc.

Những nhà lãnh đạo có tư chất doanh nhân không ưa thích làm việc trong môi trường gò bó, thay vào đó họ “thích ứng với sự biến động và nhanh chóng xoay chuyển cục diện chiến lược kinh doanh”.

Cộng tác với những người thông minh

Sự thành công của một doanh nhân không phải là điều ngẫu nhiên. Có người thành công, có người sẽ thất bại. Những doanh nhân thành đạt luôn xây dựng một đội ngũ nhân tài hùng hậu quanh mình. Bởi họ có quá nhiều việc phải giải quyết mà họ không thể tự kiểm soát một mình. Vì vậy, họ chỉ tập trung vào những công việc họ làm tốt nhất, mang tính chất quyết định. Còn những việc khác họ biết cách giao việc và ủy quyền cho những cộng sự thông minh, đáng tin cậy. Quan trọng nhất, họ biết ủy thác công việc cho những người thích hợp, nhiệt tình và luôn hết mình với công việc được giao phó.

Đòi hỏi tính trách nhiệm cao

Các doanh nhân thành đạt luôn đề cao tính trách nhiệm. Họ giải quyết công việc bằng cách đặt các câu hỏi về khó khăn và rủi ro của vấn đề, quyết định với hai điểm trong tâm trí:

- Ai chịu trách nhiệm giám sát?

- Các số liệu của sự thành công hay thất bại là gì?

Và dĩ nhiên họ giữ những người dám chịu trách nhiệm và chấp nhận trách nhiệm

Chấp nhận sự mạo hiểm

Người chiến thắng hiểu rõ rằng thành lập một doanh nghiệp sẽ gắn liền với những rủi ro như thua lỗ, đánh đổi sức khỏe bản thân hay thậm chí thất bại. Mặc dù sản phẩm có thể được người tiêu dùng đón nhận nhưng bạn vẫn có thể bị đe dọa bởi những rủi rỏ và thách thức khác.

Doanh nhân thành đạt rất sẵn sàng đón nhận những rùi ro cá nhân để đổi lại sự phát triển cho cơ nghiệp của họ. Họ luôn suy tính và phân tích kĩ càng về các hệ quả từ những quyết định của mình.

Nguồn: doanhnhan.net

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/doanh-nhan-la-gi-lam-the-nao-de-tro-thanh-mot-doanh-nhan-thanh-dat-d62293.html

Bạn đang đọc bài viết Doanh nhân là gì? Làm thế nào để trở thành một doanh nhân thành đạt? tại chuyên mục Doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Doanh nghiệp