Xe lỗi, huyndai liên tục triệu hồi
Vào đầu năm 2018, Hyundai i10 đã thực hiện liên tiếp 2 đợt triệu hồi, lần đầu tiên vào tháng 5 và lần tiếp theo vào tháng 10. So với những mẫu xe cùng bán ra ở Việt Nam, năm nay i10 là cái tên gặp lỗi hệ thống nhiều nhất và đặc biệt là còn tồn tại những lỗi nguy hiểm, khiến cho dư luận hoang mang.
Cụ thể, Huyndai Grand i10 được Hyundai Thành Công triệu hồi lần đầu vào tháng 5/2018 với số lượng là 178 chiếc. Lỗi được xác định là do hãng có nhầm lẫn trong quy trình lắp ráp phanh, trong đó phiên bản Hyundai Grand i10 1.2L AT bị lắp sang cơ cấu phanh trước/sau là đĩa/đĩa - vốn là cấu hình trên Grand i10 1.2 AT GLS.
Những lần triệu hồi xe của Huyndai đang khiến người tiêu dùng hoang mang mất dần niềm tin vào chất lượng xe của hãng này |
Các mẫu xe thuộc diện triệu hồi được sản xuất trong thời gian từ 21/03/2018 - 30/03/2018 và chỉ giới hạn trong phiên bản 1.2L AT. Hyundai cho biết sẽ mất khoảng 1 tiếng cho mỗi xe để khắc phục lại lỗi. Hãng sẽ thay thế các phanh đĩa/đĩa trên các xe bị nhầm lẫn sang phanh đĩa/tang trống theo đúng thông số kĩ thuật được đưa ra ban đầu của xe. Quá trình triệu hồi sẽ kết thúc vào cuối năm 2018 và hiện chưa rõ Hyundai Thành Công đã triệu hồi xong hết xe lỗi hay chưa.
Scandal lớn nhất của Hyundai Thành Công là việc Hyundai Grand i10 bị tố lỗi trục khuỷu và phải triệu hồi gấp 11.540 xe tại Việt Nam. Cụ thể, lỗi được xác định trên i10 là bu lông bắt puly đầu trục khuỷu không đảm bảo chất lượng, từ đó phát sinh ra các nguy cơ gãy bu-lông và tai nạn.
Hiện tại, Hyundai Thành Công đã phát hiện 56 trường hợp thực tế dính lỗi này. Các mẫu xe thuộc diện triệu hồi là 6 phiên bản Hyundai Grand i10 sử dụng động cơ 1,2 lít, bao gồm 3 phiên bản sedan và 3 phiên bản hatchback, sản xuất từ 7/6/2017 - 31/3/2018. Đợt triệu hồi dự kiến sẽ kéo dài cho tới hết năm 2021 với thời lượng thay thế trung bình là 1 tiếng/xe. Phương pháp giải quyết được Hyundai Thành Công đưa ra là thay mới puly đầu trục khuỷu.
Căn cứ theo phạm vi triệu hồi thì có thể thấy Hyundai Thành Công có 1 lô hàng sản xuất từ 21/3 - 30/3 đều dính cả 2 lỗi là lỗi trục khuỷu và lỗi nhầm phanh.
Ngay khi thông tin triệu hồi 11.000 xe Hyundai Grand i10 vì lỗi trục khuỷu được đưa ra, trên các fanpage và group người sử dụng xe Hyundai Grand i10 đã bày tỏ lo ngại về mức độ nghiêm trọng của lỗi này. Một số người tiêu dùng cho rằng, dây chuyền sản xuất i10 của Hyundai Thành Công gặp vấn đề nên các xe i10 lắp ráp trong nước mới gặp lỗi trong khi xe nhập nguyên chiếc thì không có vấn đề gì.
Xe ngoại cũng có vấn đề
Trong đó, những chiếc xe Hyundai Elantra sedan được sản xuất từ năm 2006-2011 và Elantra Touring đời 2007 - 2011 sẽ nằm trong danh sách triệu hồi đợt này.
Nhà sản xuất xe đến từ Hàn Quốc giải thích, độ ẩm có thể xâm nhập vào mô-đun ABS và gây đoản mạch, điều này sẽ diễn ra trong thời gian dài sau khi chiếc xe được đưa vào sử dụng nên không có bất kì cảnh báo trước nào để nhận thấy chiếc xe đang gặp vấn đề. Ngay cả khi xe không chạy thì nguy cơ đoản mạch dẫn tới hoả hoạn vẫn có thể xảy ra.
Lấn sân bất động sản
Được thành lập từ năm 1999, Công ty TNHH cơ khí Thành Công mới ra đời khi đó tập trung vào các dòng xe công nghiệp như tải, xe đầu kéo. Năm 2004, doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô tại Đông Anh với thương hiệu xe tải Thành Công. Công ty cũng bắt tay với nhiều hãng xe tải, xe cẩu từ Trung Quốc như Dong Feng, Dong Yang để nhập xe về Việt Nam.
Tham vọng của ông chủ tập đoàn Thành Công ngày một lớn. Quá trình thâu tóm các dự án bất sộng sản của doanh nghiệp này đang khiến nhiều người tò mò |
Đến năm 2007, Thành Công trở thành đối tác chính thức của Hyundai Công nghiệp nặng và thiết bị xây dựng tại Việt Nam. 2 năm sau đó, Công ty cổ phần Hyundai Thành Công mới được thành lập và đảm nhiệm vai trò lắp ráp, phân phối xe du lịch nhãn hiệu Hyundai tại Việt Nam. Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Hyundai Thành Công đặt tại Ninh Bình, có vốn đầu tư 40 triệu USD đi vào hoạt động từ đầu năm 2011.
Từ đó đến nay, doanh số Hyundai tăng dần đều qua các năm. Riêng năm 2018, có 63.526 chiếc xe mang thương hiệu Hyundai được bán ra trên thị trường, tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2017, ngang ngửa với doanh số của Toyota Việt Nam và chiếm khoảng 18% tổng lượng xe ô tô bán ra trên toàn thị trường.
Sau thành công từ mảng xe công nghiệp và ô tô du lịch, những năm gần đây Thành Công tái cơ cấu thành mô hình tập đoàn với 2 mảng kinh doanh chính là công nghiệp ô tô và đầu tư kinh doanh bất động sản.
Trong đó, Thành Công E&C, đơn vị thành lập cuối năm 2012 là đơn vị chủ chốt khi là chủ đầu tư, quản lý hầu hết các dự án bất động sản của tập đoàn Thành Công, bao gồm cả nhà máy lắp ráp ô tô và tòa nhà trụ sở của tập đoàn.
Các dự án bất động sản được Thành Công triển khai những năm gần đây ở cả lĩnh vực nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê tới khu nghỉ dưỡng. Có thể kể tới Tòa nhà căn hộ cao cấp 345 Đội Cấn, Thành Công Residence 1&2, Khu Đô Thị Sinh Thái Cầu Đôi tại Hà Nội hay Khu Căn hộ 245 Hoàng Văn Thụ tại TP.HCM.
Một trong những dự án lớn nhất của Thành Công là Shilla Resort, tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp nằm tại bờ biển Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dự án gồm khu khách sạn với tòa khách sạn cao 9 tầng, Sub-building và VIP Villas và khu biệt thự với 34 căn biệt thự sang trọng. Dự án này đã xây xong phần thô và đang được hoàn thiện.
Ngày 2/3/2018, Công ty TNHH TCG Land - công ty thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công (Thành Công Group) chính thức trở thành cổ đông lớn, nắm giữ hơn 75% cổ phần Công ty Cổ phần Đầu tư PV – Inconess (RGC) sau khi mua thành công hơn 66,84 triệu cổ phiếu RGC.
Thành Công Group vốn đã là cái tên khá nổi tiếng trong lĩnh vực công nghiệp ô tô với liên doanh cùng tập đoàn Huyndai của Hàn Quốc. Một loạt doanh nghiệp lớn trong hệ thống của tập đoàn này có thể kể đến như Huyndai Thành Công Việt Nam, Huyndai Phạm Hùng, Huyndai Ninh Bình, Huyndai Tây Đô…
PV - Inconess là doanh nghiệp sân golf đầu tiên lên sàn chứng khoán tuy nhiên công ty này hoạt động thua lỗ triền miên trong nhiều năm. Điểm sáng hiếm hoi của PV- Inconess là những lô đất lớn công ty đang sở hữu với hơn 2 triệu m2 đất tại Ninh Bình.
Theo bản giới thiệu của doanh nghiệp này, PV-Inconess đang sở hữu danh mục bất động sản hơn 2 triệu m2 tại Ninh Bình, tập trung tại 2 dự án lớn bao gồm Dự án Trung tâm Liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng và dự án khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Thái – cả 2 dự án đều nằm ở địa bàn huyện Yên Mô, Tam Điệp, Ninh Bình.
Trước khi về tay Thành Công Group, VietinBank Capital nắm giữ tới 93,6% cổ phần của PV-Inconess.
Tháng 4/2018, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Công - chính thức làm Chủ tịch PV-Inconess. Đến tháng 11/2018, ông Lee An Hwan, Phó tổng giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Hyundai được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch PV-Inconess.
Thương vụ thâu tóm PV – Inconess được xem là mảnh ghép bổ sung cho mảng kinh doanh bất động sản của tập đoàn vốn nổi tiếng trong lĩnh vực ô tô tại Việt Nam nói trên.
Ngoài PV – Inconess, hệ sinh thái của Thành Công Group cũng bao gồm một số công ty con khác hoạt động trong lĩnh vực bất động sản: Công ty Cổ phần Thành Công E&C, Công ty Cổ phần Xây dựng Thành Công số 3, Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Cổ Loa.
Trong đó, Công ty Cổ phần Thành Công E&C, đơn vị được thành lập cuối năm 2012, được xác định là đơn vị chủ đạo thực hiện mảng đầu tư kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Thành Công. Thành Công E&C là chủ đầu tư tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp Shilla Stay Resort nằm trên bờ biển Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Dự án Shilla Stay Resort được chia làm hai khu vực: khu khách sạn 9 tầng và khu biệt thự với 34 căn biệt thự VIP sát bờ biển.
Nằm bên cạnh Pan Pacific Danang Resort và đối diện Cocobay, Shilla Stay Resort là khu nghỉ dưỡng đầu tiên ở Việt Nam do SamSung quản lý. Dự án được hợp tác khai thác vận hành giữa Tập đoàn Thành Công và Shilla Stay - trực thuộc Tập đoàn The Shilla (thương hiệu quản lý khách sạn của Tập đoàn Samsung). Dự án đang được hoàn thiện.
Ngoài Shilla Stay Resort, Thành Công E&C là chủ đầu tư, quản lý hầu hết các dự án bất động sản của Tập đoàn Thành Công, bao gồm cả nhà máy lắp ráp ô tô và tòa nhà trụ sở của tập đoàn. Một số dự án bất động sản thương mại có thể kể tới như: Tòa nhà căn hộ cao cấp 345 Đội Cấn, Thành Công Residence 1,2, dự án khu căn hộ cho thuê kết hợp khách sạn 245 Hoàng Văn Thụ tại TP.HCM, dự án Khu đô thị sinh thái Cầu Đôi tại Hà Nội...
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại Cổ Loa - một công ty con khách của Tập đoàn Thành Công - tiền thân là Công ty Ăn uống Dịch vụ Du lịch Đông Anh, được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang. Hiện công ty đang sở hữu Tòa nhà Trung tâm Thương mại 8 tầng với diện tích 887.5m2. Công ty cũng đang triển khai dự án đầu tư xây mới và nâng cấp Khách sạn Thủy Tọa với diện tích 9.990m2.
Quá trình thực hiện thâu tóm, chuyển nhượng các dự án này 'có nhiều vấn đề", chúng tôi sẽ đề cập phân tích ở các bài tiếp.
Theo Nhã Phương (TH)/ Sở hữu trí tuệ