Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng ACB năm 2020 tăng 20,4% mang về 14.582 tỷ đồng và chiếm hơn 80% tổng nguồn thu.
Trong đó, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư đạt 732 tỷ đồng, gấp gần 126 lần năm trước.
Giá trị chứng khoán đầu tư do ACB nắm giữ liên tục mở rộng trong năm 2020 đạt gần 63.400 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cuối năm 2019. Trong khi đó, hoạt động dịch vụ chỉ mang về 1.695 tỷ đồng lãi thuần, giảm 10,6%.
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) cải thiện từ 51,6% xuống 41,9%, là động lực tăng trưởng lợi nhuận, được hỗ trợ bởi mức giảm của chi phí quản lý (-13% so với cùng kỳ) và các khoản chi về tài sản (-6% so với cùng kỳ).
Tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27%, lên gần 1.840 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,59%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối quý IV/2020 đạt 160%.
Đến 31/12/2020, tổng tài sản ACB đạt 444.530 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cuối năm trước. Trong dự nợ cho vay khách hàng, tăng tương ứng lên mức 311.479 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 14,6%, đạt 353.196 tỷ đồng.
Theo số liệu phân tích của Chứng khoán SSI (SSI Research), giá trị khoản cho vay tái cơ cấu theo Thông tư 01 của ACB là khoảng 9.000 tỷ đồng, bao gồm 600 tỷ đồng đến hạn vào năm 2021. Theo ACB, trường hợp xấu nhất, toàn bộ 9.000 tỷ đồng sẽ được xếp vào nhóm 5. Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 01, các khoản trích lập dự phòng từ nợ tái cơ cấu sẽ được phân bổ trong ba năm (từ năm 2021 đến năm 2023).
SSI Research cũng đề cập tới việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp hạn mức tín dụng cho ACB là 3,5% trong quý I. Trần tín dụng cho các ngân hàng sẽ được công bố vào cuối tháng 4, do NHNN cần thêm thời gian để đánh giá các tổ chức tín dụng và tác động của Covid-19 và triển vọng của vắc-xin.
Mặt khác, ACB sẽ ghi nhận 370 triệu USD phí trả trước trong vòng 15 năm của thời hạn hợp tác với Sunlife, tương đương 25 triệu USD/năm, tương đương hơn 560 tỷ đồng.
Theo Doanh nhân Việt Nam