Cụ thể, số bất động sản lớn nhất được BIDV đưa ra đấu giá chủ yếu tập trung ở huyện Nhà Bè, TPHCM, với giá khởi điểm hơn 48 tỷ đồng.
Tài sản thứ nhất là thửa đất số 687, tờ bản đồ số 12 tọa lạc tại Ấp 1, Xã Hiệp Phước có diện tích 5.768 m2 là đất trồng lúa có thời hạn sử dụng đến 12/12/2064.
Tài sản thứ 2 cũng là đất trồng lúa với diện tích 6.033m2 là thửa đất số 688, tờ bản đồ số 12 tọa lạc tại địa chỉ Ấp 1, Xã Hiệp Phước, thời hạn sử dụng đến ngày 12/12/2064.
Tài sản thứ 3 là thửa đất số 689, tờ bản đồ số 12 tọa lạc tại địa chỉ Ấp 1, Xã Hiệp Phước, với diện tích 5.645m2.
Tài sản thứ 4 là thửa đất số 194, tờ bản đồ số 12 tọa lạc tại địa chỉ Ấp 1, Xã Hiệp Phước, có diện tích lên tới 9.230m2.
Chưa dừng lại ở đó, tại một thông báo khác, BIDV cũng đấu giá loạt bất động sản cũng ở Nhà Bè nhưng của một chủ thể khác với giá khởi điểm gần 25 tỷ đồng.
Tài sản 1 là thửa đất số 787, 788 cùng thuộc tờ bản đồ số 22 tọa lạc tại Ấp 3, Xã Hiệp Phước, có diện tích lần lượt là 646 m2 và 1.588,8 m2.
Tài sản 2 là thửa đất số 789, tờ bản đồ số 22 tọa lạc tại địa chỉ Ấp 3, Xã Hiệp Phước, có diện tích 1.895,3m2.
Tài sản 3 là thửa đất số 790, tờ bản đồ số 22 tọa lạc tại địa chỉ Ấp 3, Xã Hiệp Phước, diện tích 5.944,7m2.
Tài sản 4 là thửa đất số 763, tờ bản đồ số 35 tọa lạc tại địa chỉ Ấp 3, Xã Hiệp Phước, diện tích 4.375m2.
Ngoài ra, BIDV còn bán đấu giá biệt thự Hoa Phượng có diện tích 310 m2 tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội với giá khởi điểm hơn 25 tỷ đồng. Đây là tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của CTCP sản xuất điện tử Thành Long.
Việc BIDV cấp tập bán đấu giá loạt tài sản bảo đảm cũng dễ hiểu khi mà tổng nợ xấu tại ngày 30/9/2022 tăng 49% so với đầu năm, ghi nhận 20,125 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh 80%. Kết quả, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 1% đầu năm lên 1.35%.
Còn quy mô tổng tài sản của BIDV tại thời điểm cuối tháng 9/2022 tăng trưởng 16% so với đầu năm, lên mức hơn 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 35% về còn 45,003 tỷ đồng, tiền gửi tại TCTD khác gấp 2 lần lên 233,692 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 10% khi chiếm hơn 1.49 triệu tỷ đồng.
Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng của BIDV chỉ tăng nhẹ 2% so với đầu năm, lên mức hơn 1.41 triệu tỷ đồng. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN gấp 5.3 lần với 134,768 tỷ đồng, tiền gửi của các TCTD khác gấp 2.7 lần lên 157,871 tỷ đồng.
Phát hành giấy tờ có giá ghi nhận 144,209 tỷ đồng, tăng 17% do tăng chứng chỉ tiền gửi dưới 12 tháng tăng 19% chiếm 54,776 tỷ đồng và trái phiếu từ 12 tháng đến dưới 5 năm gấp 10 lần với 11,439 tỷ đồng.