Hà Nội, Thứ Ba Ngày 23/04/2024

Không chạy đua 'đốt tiền' như Grab, Be, MyGo của Viettel Post cạnh tranh như thế nào?

Theo SKCĐ 16:25 25/09/2019

Thông tin đáng chú ý nhất là chi phí trong cả quý 3 của MyGo chưa đến 1 tỷ đồng. Đây là con số tương phản so với Grab hay Be, Go-Viet khi mà những nền tảng này đang sẵn sàng chịu lỗ vài tỷ mỗi ngày.

Tính đến tháng 8/2019 - tức sau 2 tháng kể từ khi ứng dụng MyGo chính thức ra mắt, nền tảng này đã có 120.000 tài xế đăng ký. Trong đó, 80% tài khoản có hoạt động.

MyGo là ứng dụng gọi xe và giao hàng công nghệ của Viettel Post. Ứng dụng này cho phép người dùng gọi xe và các dịch vụ vận chuyển khác, bao gồm cả xe tải. MyGo áp dụng nền tảng công nghệ để cung cấp dịch vụ kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ di chuyển, giao hàng cũng như nhiều dịch vụ khác trên phạm vi toàn quốc.

MyGo là ứng dụng gọi xe và giao hàng công nghệ của Viettel Post. Ứng dụng này cho phép người dùng gọi xe và các dịch vụ vận chuyển khác, bao gồm cả xe tải.

Con số này không quá bất ngờ khi mà ngay thời điểm ra mắt Viettel Post công bố MyGo đã có 106.000 đối tác cài đặt ứng dụng, trong đó có tới gần 98.000 đối tác xe máy. Đây là con số đáng kể so với 200.000 tài xế của Grab và 30.000 của Be.

Ngay từ khi ra mắt MyGo và trang thương mại điện tử Vỏ Sò, Viettel Post đã tuyên bố sẽ không chạy đua đốt tiền với các ông lớn để thu hút khách hàng và phát triển các ứng dụng.

Thông tin đáng chú ý nhất là chi phí trong cả quý 3 của MyGo chưa đến 1 tỷ đồng. Đây là con số tương phản so với Grab hay Be, Go-Viet khi mà những nền tảng này đang chi lớn, sẵn sàng chịu mức lỗ lên đến vài tỷ đồng mỗi ngày.

Trong khi năm 2018, khi Grab lỗ hơn 900 tỷ đồng; Go-Viet trong 4 tháng hoạt động đã lỗ 550 tỷ đồng hay Be Group chỉ trong 1 tháng hoạt động cũng lỗ 88 tỷ, thì trong quý 3, chi phí trong cả quý 3 của MyGo chưa đến 1 tỷ đồng.

Mặc dù được đánh giá là những lĩnh vực giàu tiềm năng tăng trưởng, nhưng Viettel Post sẽ gặp phải khá nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực gọi xe (Grab, Go-Viet, Be,…) hay TMĐT (Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, Adayroi…). Do đó, Viettel Post có thể thành công trong những lĩnh vực công nghệ mới hay không vẫn còn là dấu hỏi.

Chi ít tiền, MyGo có gì để cạnh tranh?

MyGo rõ ràng đang có lợi thế hơn các đối thủ hiện nay như Grab, be, GoViet... trong việc phát triển mạng lưới đối tác tài xế khi có thể tận dụng được lượng bưu tá và các bưu cục ở địa phương.

Với mức đầu tư khiêm tốn trên, MyGo rõ ràng chưa tạo được dấu ấn trên thị trường gọi xe. Hiện tại, hoạt động cốt lõi của MyGo vẫn là hoạt động giao hàng chặng cuối (last-mile delivery) phục vụ cho chính hoạt động Viettel Post. Trước đây, Viettel Post thường thuê tài xế part - time để phục vụ cho hoạt động này.

Để cạnh tranh trong lĩnh vực gọi xe này, Viettel Post sẽ có những "vũ khí" riêng cho cuộc đua khốc liệt.

Thứ nhất, Viettet Post có lợi thế cạnh tranh từ mạng lưới chuyển phát toàn quốc mà doanh nghiệp này đã đầu tư rất mạnh vào cả công nghệ lẫn hệ thống logistic. Viettel Post là đơn vị chuyển phát đứng thứ 2 tại Việt Nam với hệ thống logistic rộng khắp, vượt trội so với các startup như GHN Express hoặc Giaohangtietkiem.

Viettel Post cũng đã tích hợp công nghệ mới nhất vào hệ thống của mình để rút ngắn thời gian chuyển phát đồng thời tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng.

Hệ thống chia chọn tự động đã được áp dụng tại trung tâm phân phối Hà Nội giúp cắt giảm thời gian và nhân lực so với hệ thống truyền thống.

Thứ hai, Viettel Post có thể mạnh trong việc tích hợp các dịch vụ khác trong hệ sinh thái Viettel. Viettel Post thu hút người bán mở gian hàng trên nền tảng Vỏ Sò với cơ hội giới thiệu sản phẩm tới tập khách hàng tiềm năng khổng lồ gồm 60 triệu khách hàng sẵn có của Viettel.

Thêm vào đó, Viettel Post có thể tích hợp ứng dụng ví điện tử Viettel Pay của Viettel Telecom vào trong nền tảng Vỏ Sò, cho phép khách hàng có thêm lựa chọn thanh toán điện tử hoặc thậm chí cung cấp khoản vay cho khách hàng bằng ứng dụng này.

Cuối cùng, Viettel Post có thể nhận được sự tin tưởng của khách hàng nhờ vào sức mạnh thương hiệu. Vấn đề lớn nhất của một sàn TMĐT ở Việt Nam là sự thiếu tin tưởng của khách hàng. Đặc điểm này ngăn cản người dùng thực hiện các giao dịch trực tuyến do sự không chắc chắn về chất lượng hàng hóa, bí mật thông tin cá nhân và sai sót vận chuyển.

CEO Viettel Post tiết lộ một tính năng ưu việt khác của MyGo đó là cho phép tài xế nhận đơn từ một điểm, nhưng giao tới nhiều điểm khác nhau. Cụ thể, các shop hiện nay nếu đặt giao hàng qua ứng dụng, với 4 - 5 gói hàng, họ sẽ cần gọi 4 - 5 xe đi giao, nhưng khi dùng MyGo, một tài xế sẽ nhận tất cả đơn hàng từ shop. Việc còn lại là hệ thống tối ưu quãng đường để từ đó tài xế giao đi nhiều điểm.

Riêng với quãng đường dài thực hiện bởi các tài xế xe tải, mô hình MyGo sẽ có thuật toán để tài xế nhận nhiều điểm, giao nhiều điểm. Nghĩa là tài xế vừa nhận vừa giao trên quãng đường di chuyển để tối ưu hóa chi phí cho họ.

Dù nhìn nhận MyGo có một số điểm nổi bật nhưng ông Hưng cho rằng, ứng dụng này "vẫn chưa có quá nhiều khác biệt so với đối thủ" vì đây mới chỉ là bước khởi đầu. Trong tương lai, MyGo sẽ đưa ra nhiều dịch vụ mới, không chỉ giới hạn ở gọi xe hay giao hàng mà có thể là sửa điều hòa, thay bóng điện,…hướng tới tầm nhìn trở thành nền tảng siêu ứng dụng cho người tiêu dùng Việt Nam.

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/khong-chay-dua-dot-tien-nhu-grab-be-mygo-cua-viettel-post-canh-tranh-nhu-the-nao-d62103.html

Bạn đang đọc bài viết Không chạy đua 'đốt tiền' như Grab, Be, MyGo của Viettel Post cạnh tranh như thế nào? tại chuyên mục Đầu tư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Đầu tư