Cổ phiếu Nhựa Bình Minh vượt đỉnh 2 năm
Quỹ ngoại FTIF Templeton Frontier Markets Fund vừa thông báo đã hoàn tất bán ra 50.000 cổ phiếu CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) qua đó giảm sở hữu từ 5,02% vốn điều lệ xuống chỉ còn 4,96% và không còn là cổ đông lớn từ ngày 15/09.
Ở chiều ngược lại, vào tháng 4 năm nay, KWE Beteilgungen AG đã hoàn tất mua thêm 110.640 cổ phiếu BMP để nâng sở hữu lên 5,03% và trở thành cổ đông lớn từ ngày 17/4.
Như vậy, trong cơ cấu cổ đông hiện tại, Nhựa Bình Minh có 2 cổ đông lớn đều là các tổ chức nước ngoài. The Nawaplastic Industries, thành viên của tập đoàn SCG đến từ Thái Lan vẫn là công ty mẹ sở hữu đến 54,39% cổ phần.
Trên thị trường, cổ phiếu BMP có nhịp tăng mạnh từ vùng đáy hồi cuối tháng 3 và nhanh chóng phục hồi về vùng giá trước khi dịch Covid-19 bùng phát, thậm chí vượt đỉnh 2 năm. Kết thúc phiên 15/9, cổ phiếu này dừng ở mức 59.700 đồng/cổ phiếu, tăng 86% trong chưa đầy 6 tháng.
Giá dầu thấp giúp giảm giá vốn
CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với doanh thu đạt gần 1.020 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ. Giá vốn tăng chậm hơn khiến biên lãi gộp cải thiện lên mức 24,1% tương ứng lợi nhuận gộp gần 246 tỷ đồng, tăng 17% so với quý I/2019.
Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng đột biến lên 17,5 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi, tiền cho vay trong khi chi phí tài chính chỉ tăng nhẹ 5,3% lên 25,8 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ đều tăng đáng kể so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế Nhựa Bình Minh vẫn tăng 12% so với quý I/2019 lên mức 102,4 tỷ đồng.
Thời điểm kết thúc quý I/2020, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh đã tăng 3% so với đầu năm lên gần 2.949 tỷ đồng trong đó số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi chiếm hơn 32% với 954 tỷ đồng.
Cơ cấu tài chính của Nhựa Bình Minh khá lành mạnh với tỷ lệ nợ vay ở mức thấp, tổng nợ phải trả chỉ chiếm gần 13% tổng tài sản. Ngoài ra, công ty cũng tích lũy được 365 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bên cạnh 1.341 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.
CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với doanh thu hợp nhất tăng 6% lên 1.251 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, giá vốn lại giảm nhẹ 0,7% giúp biên lãi gộp được cải thiện đáng kể từ 23,2% lên 28,2% tương ứng lợi nhuận gộp tăng 29% lên 353 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía Nhựa Bình Minh, nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu là hạt nhựa PVC, HDPE... chế phẩm dầu mỏ, có tương quan cao với giá dầu. Do vậy, giá dầu giảm trước ảnh hưởng Covid-19 và cuộc chiến giá dầu đã giúp giá vốn giảm.
Doanh thu tài chính tăng mạnh 88% lên gần 21 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính cũng tăng 9% lên 33,3 tỷ đồng. Các chi phí phát sinh trong kỳ cũng biến động trái chiều. Theo đó, chi phí bán hàng tăng mạnh 88% lên 126 tỷ đồng do chi phí hệ thống phân phối tăng trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 42% còn 23,5 tỷ đồng nhờ được hoàn nhập chi phí dự phòng. Kết quả, Nhựa Bình Minh báo lãi sau thuế đạt 155 tỷ đồng, tăng 32% so với quý II/2019.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Nhựa Bình Minh ghi nhận 2.271 tỷ đồng doanh thu và 257 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 8% và 23% so với nửa đầu năm ngoái. Với kết quả đạt được, Nhựa Bình Minh đã thực hiên 50% kế hoạch doanh thu và 55% mục tiêu lợi nhuận.Tính đến hết tháng 6, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh đã tăng 5,5% so với đầu năm, đạt 3.006 tỷ đồng. Tiền, các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn tăng mạnh 70% so với đầu kỳ lên mức 1.164 tỷ đồng, tương đương 39% tổng tài sản.
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020, Nhựa Bình Minh ghi nhận 2.271 tỷ đồng doanh thu và 257 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 7,7% và 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành được 55,1% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2020.
Mộc Diệp(T/H)/ Sở hữu trí tuệ