Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 14/09/2024

Doanh nghiệp “họ Louis” và Nhà Thủ Đức “đường ai nấy đi”

NGƯỜI ĐƯA TIN PHÁP LUẬT 11:09 24/10/2021

Nhà Thủ Đức dừng hợp tác 4 dự án bất động sản với Louis Land, ngay sau khi doanh nghiệp này thoái toàn bộ vốn.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (MCK: TDH) vừa thông qua quyết định dừng hợp tác với Công ty cổ phần Louis Land (MCK: BII) trong 4 dự án gồm Khu dân cư Cần Thơ, dự án tại Nhà văn hóa Long Xuyên cũ (An Giang), Trụ sở Công an tỉnh An Giang, Dự án Phan Văn Hớn - Hóc Môn (Tp.HCM).

Các dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng được hai bên ký thỏa thuận hợp tác vào cuối tháng 9, sau khi BII trở thành cổ đông lớn của Nhà Thủ Đức khi sở hữu 10,07%.

Tuy nhiên, thỏa thuận hợp tác đầu tư và mối quan hệ về mặt sở hữu giữa hai doanh nghiệp chấm dứt chỉ sau chưa đầy một tháng.

Việc dừng hợp tác triển khai 4 dự án bất động sản nói trên diễn ra ngay sau khi BII có động thái thoái toàn bộ 11,34 triệu cổ phiếu TDH.

Tính theo thị giá cổ phiếu TDH tại ngày BII thoái vốn là 10.700 đồng/cổ phiếu, số tiền Louis Land thu về ước tính khoảng 120 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với mức giá 15.050 đồng/cổ phiếu TDH Louis Land chi ra để mua gom trước đó, cổ đông này đã chấp nhận lỗ nặng khi "cắt máu" khoản đầu tư vào Nhà Thủ Đức.

Khoản đầu tư của Louis Land tại Nhà Thủ Đức chỉ kéo dài trong một tháng. Ngày 16/9, BII thông báo mua vào gần 1,5 triệu cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu từ 3,86% lên 5,16% bất chấp TDH đã tăng trần bốn phiên liên tiếp. Sau đó một tuần, một giao dịch mua thêm 5,53 triệu cổ phiếu để tăng sở hữu lên 10,07% được thực hiện.

Điều đáng chú ý, sự xuất hiện và rút đi của Louis Land đều gây biến động mạnh cho cổ phiếu TDH. Khi BII xuất hiện, cổ phiếu TDH tăng trần 10 phiên liên tiếp, đẩy giá từ 7.800 đồng lên vùng đỉnh một thập kỷ là 15.000 đồng. Ngay sau đó, mã này giảm sàn 4 phiên liên tiếp và thường xuyên trong tình trạng không có bên mua.

Diễn biến thị giá cổ phiếu TDH thời gian gần đây. (Nguồn: Tradingview)

Tuy nhiên, trước những thông tin bất lợi, cổ phiếu TDH vẫn tăng trần trong 2 phiên liên tiếp 21/10 và 22/10. Đóng cửa phiên hôm 22/10, thị giá TDH dừng ở 12.050 đồng sau khi tăng 7%. So với thời điểm cách đây 3 tháng, cổ phiếu của Nhà Thủ Đức đã tăng giá đến 80%. Tuy nhiên, trong một tháng gần nhất, TDH bị điều chỉnh mạnh khi sụt giảm 14% giá trị.

Ngoài việc biến động cổ đông, trong ngày 21/10, Thuduc House còn chứng kiến biến động nhân sự ban lãnh đạo. Ông Đinh Thành Lê, Thành viên độc lập HĐQT công ty, gửi đơn từ nhiệm với lý do sức khỏe không tốt do bị bệnh nan y trước đây.

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận Nhà Thủ Đức tăng mạnh trong nửa đầu năm qua là nhờ khoản thu từ việc thanh lý các khoản đầu tư tại Công ty Song Hỷ Quốc tế, Công ty Đầu tư Khoáng sản Vico Quảng Trị. Ngoài ra, Thuduc House cũng nhận cổ tức và lợi nhuận được chia cao hơn từ Công ty Bách Phú Thịnh và Công ty DWTD.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của Nhà Thủ Đức đạt 4.317 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với hồi đầu năm. Sự thay đổi trên chủ yếu đến từ việc giá trị hàng tồn kho, các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định đều giảm đáng kể.

Nợ vay tại ngân hàng của Nhà Thủ Đức cũng giảm mạnh từ hơn 1.000 tỷ đồng chỉ còn 400 tỷ đồng sau 6 tháng.

Ngày 21/10 cũng đánh dấu thời điểm cổ phiếu TDH bắt đầu bị hạn chế thời gian giao dịch, chỉ được mua bán vào phiên chiều theo phương thức khớp lệnh, thỏa thuận trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE). Trước đó, TDH đã bị đưa vào diện cảnh báo nhưng tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin nên bị HoSE chuyển sang dạng kiểm soát đặc biệt.

Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm, công ty này ghi nhận 430 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế 218 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 22 tỷ.

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận Nhà Thủ Đức tăng mạnh trong nửa đầu năm qua là nhờ khoản thu từ việc thanh lý các khoản đầu tư tại Công ty Song Hỷ Quốc tế, Công ty Đầu tư Khoáng sản Vico Quảng Trị. Ngoài ra, Thuduc House cũng nhận cổ tức và lợi nhuận được chia cao hơn từ Công ty Bách Phú Thịnh và Công ty DWTD.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của Nhà Thủ Đức đạt 4.317 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với hồi đầu năm. Sự thay đổi trên chủ yếu đến từ việc giá trị hàng tồn kho, các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định đều giảm đáng kể.

Nợ vay tại ngân hàng của Nhà Thủ Đức cũng giảm mạnh từ hơn 1.000 tỷ đồng chỉ còn 400 tỷ đồng sau 6 tháng.

Link gốc : nguoiduatin.vn/doanh-nghiep-ho-louis-va-nha-thu-duc-duong-ai-nay-di-a531578.html

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp “họ Louis” và Nhà Thủ Đức “đường ai nấy đi” tại chuyên mục Đầu tư và Kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Đầu tư và Kinh doanh