Dự án đầu tư công trở thành câu chuyện đầu tư quan trọng trong thời gian tới
CTCK Agriseco vừa đưa ra báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư cổ phiếu từ làn sóng đầu tư công của Chính phủ.
Theo báo cáo, dịch Covid-19 dẫn đến các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, trong đó có giai đoạn giãn cách xã hội trong tháng 4/2020. Sau dịch, ngoài ảnh hưởng trực tiếp từ sự đình trệ kinh tế, ảnh hưởng gián tiếp từ bên ngoài cũng là khó lường, áp lực kích hoạt tăng trưởng trở lại khiến cho Chính phủ có thể phải sử dụng các chính sách kích thích kinh tế. Agriseco cho rằng có nhiều lý do khiến cho đầu tư công có thể là một trong những công cụ phù hợp nhất với bối cảnh hiện tại.
Thứ nhất, đại dịch Covid một mặt cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam đón làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn những trở ngại như cơ sở hạ tầng thấp, thiếu điện, chi phí vận tải đường bộ quá cao,...Để không lỡ mất cơ hội lần này, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và rà soát lại các điều kiện kinh doanh, các dự án cao tốc, cầu đường có áp lực hoàn thiện càng nhanh càng tốt.
Thứ hai, vốn đầu tư từ FDI và khối tư nhân đã đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua nhiều khả năng không thể tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng do ảnh hưởng của đại dịch, buộc vốn đầu tư từ ngân sách bù đắp thiếu hụt và duy trì động lực tích cực cho nền kinh tế.
Việc chậm trễ giải ngân trong các năm trước, cũng như ngân sách nhà nước liên tục thặng dư trong giai đoạn vừa qua, tạo ra dư địa cho các năm tới. Hiện tại, tồn dư ngân sách từ 2019 chuyển sang 2020 đã là hơn 225 nghìn tỷ đồng. Cùng với kế hoạch giải ngân năm 2020 là 470 nghìn tỷ đồng, chi ngân sách đầu tư công nếu đạt kế hoạch sẽ là động lực lớn cho nền kinh tế để có thể hồi phục đi lên theo hình chữ V theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Thứ ba, giải ngân đầu tư công là công cụ trực tiếp đi vào nền kinh tế và có tác động trực tiếp và gián tiếp lên nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, thay đổi bộ mặt hạ tầng của các khu vực kinh tế trọng điểm.
Nhóm cổ phiếu sáng giá dược kỳ vọng
Ngành đá xây dựng với 2 cổ phiếu sáng giá KSB và DHA
Do đặc thù của ngành, chi phí vận chuyển thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành đá xây dựng. Tùy thuộc vào khoảng cách và loại hình vận chuyển, giá đá được giao tại công trình có thể cao gấp đôi so với giá giao tại mỏ.
Bộ Xây dựng đã đề nghị 13 tỉnh có cao tốc Bắc - Nam đi qua tạo điều kiện cho nhà đầu tư, nhà thầu thi công trong việc khai thác mỏ vật liệu phục vụ thi công các dự án này, qua đó giảm thời gian xây dựng và chi phí vận chuyển.
VNDirect nhận định các mỏ đá của các công ty niêm yết nằm gần dự án sẽ được ưu tiên huy động do lợi thế về thời gian vận chuyển cũng như quy mô và chất lượng sản phẩm.
Công ty Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (HOSE: KSB) và Công ty Cổ phần Hóa An (HOSE: DHA) là 2 cái tên được VNDirect đánh giá cao trong ngành đá xây dựng, nhờ sở hữu nhiều mỏ đá ở vị trí tốt, công suất khai thác lớn và thời hạn khai thác dài.
Nhà đầu tư có thể chú ý tới Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC), một công ty con của Tập đoàn Petrolimex. PLC là công ty nhựa đường duy nhất niêm yết và hiện chiếm khoảng 30% thị phần nội địa. Theo số liệu của VNDirect, vào thời điểm giải ngân vốn đầu tư công cho đầu tư cơ sở hạ tầng mạnh giai đoạn 2014-2015, doanh thu nhựa đường của PLC đạt mức cao.
Ngành thép xây dựng Việt Nam hiện phải đối mặt với tình trạng dư cung, trong khi sản lượng toàn ngành tại thời điểm cuối năm 2019 mới chỉ đạt 80% công suất thiết kế.
Hầu hết các nguyên liệu đầu vào cho ngành thép xây dựng (quặng sắt, than cốc và thép phế liệu) đều được nhập khẩu. Do đó, trong trường hợp những quốc gia xuất khẩu các sản phẩm này tiếp tục có diễn biến COVID-19 phức tạp, các công ty trong ngành sẽ phải đối mặt với rủi ro nguồn cung đầu vào không ổn định.
KSB cũng đang được kỳ vọng sẽ thực hiện M&A với Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu xây dựng Biên Hòa (UPCoM: VLB) (dự kiến trong quý II/2020), qua đó đưa Công ty trở thành nhà khai thác đá xây dựng lớn nhất Việt Nam, với tổng công suất lên tới 8,8 triệu tấn/năm.
Trong khi đó, DHA là một trong những nhà khai thác có tỉ suất sinh lời cao nhất trong ngành, Công ty đã duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận dương trong nhiều năm trở lại đây, không có nợ vay và duy trì trả cổ tức tiền mặt đều đặn.
Tuy nhiên, VNDirect đánh giá rủi ro trên là không quá lớn. Hiện có rất nhiều quốc gia có thể cung cấp các nguyên liệu thô của thép. Do đó, nhà sản xuất Việt Nam có thể chuyển hướng nhập khẩu sang quốc gia không đóng cửa. Bên cạnh đó, các công ty nội địa cũng thường xuyên có kế hoạch dự phòng và tích trữ tồn kho nguyên vật liệu khoảng 3-6 tháng, đảm bảo hoạt động sản xuất không gặp ảnh hưởng.
Theo quan điểm của VNDirect, khu liên hợp thép Dung Quất sẽ là chìa khóa giúp HPG thay đổi “cuộc chơi” của toàn bộ ngành thép trong nước. Khi thành phần của Dung Quất giai đoạn 1 đi vào hoạt động, HPG sẽ rút ngắn được thời gian vận chuyển thép xuống miền Nam xuống chỉ còn 3 ngày, so với mức 7 ngày trước đây. Cùng với chiến lược cạnh tranh về giá, VNDirect cho rằng HPG sẽ hiện thực hóa được mục tiêu giành khoảng 35-40% thị phần tại khu vực phía Nam (so với mức 13,8% của năm 2019).
Thanh Nga(TH)/ Sở hữu trí tuệ