Một số quốc gia như Thái Lan, Myanmar, Singapore… với việc áp dụng các phương pháp tái chế rác hợp lý, nên mỗi năm họ đã tiết kiệm được 50-55% các loại nguyên liệu như bột giấy, nhựa, kim loại nặng từ việc tái chế rác thải…
Trong khi đó tại Việt Nam, với số lượng các công ty xử lý rác còn quá ít, dẫn tới sự lãng phí "tài nguyên rác". Với hơn 90 triệu dân, mỗi năm lượng rác thải gia tăng thêm 10%, đồng nghĩa với hàng trăm nghìn tấn rác bị lãng phí. Nếu như số lượng rác này được tái chế và tái sử dụng, Việt Nam có thể tiết kiệm được một lượng tài nguyên không nhỏ…
Để làm rõ nguyên nhân do đâu với 1 lượng rác khổng lồ nhưng chúng ta lại không thể biến rác thành tài nguyên giống như nhiều quốc gia khác, đồng thời tìm kiếm những giải pháp tái chế phù hợp, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa bảo vệ Môi trường, ngày hôm nay Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã mời đến trường quay KTS. Trần Huy Ánh - Ủy viên thường trực BCH Hội KTS Hà Nội, một chuyên gia tâm huyết trong vấn đề này, đồng thời ông cũng đã tham gia vào nhiều dự án tái chế rác thải của Việt Nam cũng như quốc tế.
Theo Môi trường và Đô thị