Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 22/11/2024

Cả nước thiếu 200.000 tấn thịt lợn cuối năm, có cần nhập khẩu?

DTVN 15:06 22/12/2019

Hiện giá thị lợn đã tăng rất cao so với nhiều năm qua và dự báo từ nay đến Tết giá thịt lợn hơi sẽ tiếp tục tăng đến 100.000 đồng.

Cả nước thiếu 200.000 tấn thịt lợn

Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ NN&PTNT cho biết sản lượng thịt hơi các loại cả năm 2019 ước đạt khoảng 5 triệu tấn, giảm 6,2% so với năm 2018.

Trong đó, đàn bò tăng 2,4%, sản lượng thịt 350.000 tấn (tăng 4,4%); sữa đạt khoảng 1,1 triệu tấn (tăng 10%); đàn gia cầm tăng 13,5%, sản lượng thịt ước đạt 1,26 triệu tấn (tăng 15%), sản lượng trứng ước đạt 14 tỷ quả (tăng 12%).

Riêng chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do dịch tả lợn châu Phi làm giảm đáng kể số đầu con và sản lượng so với 2018. Sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018.

Hiện nay, tổng đầu lợn còn khoảng 25 triệu con, trong đó đàn nái là 2,7 triệu; đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà còn 109.000 con. Cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn.

Về dự trữ các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu các tháng cuối năm, TP. Hà Nội đã bố trí nguồn kinh phí 31.200 tỷ đồng, TP.HCM đã bố trí nguồn kinh phí 102.891 tỷ đồng.

Kể từ đầu tháng 2 đến ngày 18/12, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 63 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là gần 6 triệu con (trên 340.000 tấn), chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn của cả nước. Dự báo hết tháng 12, số lợn buộc tiêu hủy là khoảng 50.000 con.

Theo Tổng cục Thống kê, nguồn cung thịt lợn vẫn thiếu hụt khoảng 200.000 tấn. Bộ NN&PTNT đã đề nghị Bộ Công Thương và các địa phương tập trung nguồn lực nhiều hơn cho công tác bình ổn mặt hàng thịt lợn so với các nhóm thực phẩm khác trong dịp Tết Canh Tý.

Đồng thời, có kế hoạch cho nhập khẩu thịt lợn từ các quốc gia có hiệp định song phương về xuất, nhập khẩu thịt lợn để cân đối việc thiếu hụt trong nước.

Bộ NN&PTNT đề xuất Ban chỉ đạo 389 các cấp chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách tạo điều kiện thuân lợi để doanh nghiệp, người dân được vay vốn đầu tư mở rộng, khôi phục sản xuất chăn nuôi.

Trước đó, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá, phê bình và yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc chậm báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng giao. Cơ quan này phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo cung ứng đủ thịt trên thị trường.

Chính phủ quyết định cho nhập khẩu lợn?

Trước tình trạng thịt lợn tăng giá, nhiều người cũng tỏ ra lo ngại khi dịp Tết Nguyên đán đang đến gần giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng cao do nhu cầu sử dụng nhiều so với hàng ngày. Thịt lợn tăng sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng giá, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân.

Theo nhiều người dân chia sẻ, một tháng trở lại đây thịt lợn tăng giá cao, nhiều gia đình phải tính toán để chuyển sang thực phẩm khác. Nhiều gia đình cũng chỉ có lượng tiền nhất định để chi cho các bữa ăn hàng ngày bây giờ bị chênh lên nhiều quá.

Hiện giá thị lợn đã tăng rất cao so với nhiều năm qua và dự báo từ nay đến Tết giá thịt lợn hơi sẽ tiếp tục tăng đến 100.000 đồng. Ngoài nguyên nhân thiếu thịt do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi bùng phát, không thể tái đàn tại vùng dịch thì các chuyên gia kinh tế đặt vấn đề có hay không việc các công ty cố tình găm hàng làm mất cân đối cung cầu đẩy giá tăng cục bộ ảnh hưởng chung tới thị trường.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú nêu ý kiến: "Về nguyên nhân tăng giá thịt lợn trong mấy tháng gần đây là do vấn đề cung cầu, cùng với đó là các công ty chăn nuôi lớn ở phía Nam găm hàng, giao hàng nhỏ giọt… đây là những hiện tượng góp phần vào việc đẩy giá thịt lợn lên cao. Do đó yêu cầu đặt ra là phải làm cho lưu thông thông suốt và thực hiện đúng chủ trương của nhà nước là không đầu cơ găm hàng lợi dụng việc tăng giá".

Trước tình trạng giá thịt lợn tăng phi mã, giải pháp trước mắt là phải vận động người dân, các trang trại… không găm hàng, bán nhỏ giọt để đẩy giá lên một cách vô lý. Giảm bớt những chi phí trung gian không để cho các thương lái lợi dụng đẩy giá thành lên. Đối với kênh phân phối phải tổ chức rộng rãi niêm yết giá để các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ hơn. Tiếp tục tái đàn để năm 2020 giá lợn dần dần đi xuống.

Hiện giá thị lợn đã tăng rất cao so với nhiều năm qua và dự báo từ nay đến Tết giá thịt lợn hơi sẽ tiếp tục tăng đến 100.000 đồng. Ngoài nguyên nhân thiếu thịt do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi bùng phát, không thể tái đàn tại vùng dịch thì các chuyên gia kinh tế đặt vấn đề có hay không việc các công ty cố tình găm hàng làm mất cân đối cung cầu đẩy giá tăng cục bộ ảnh hưởng chung tới thị trường.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú nêu ý kiến: "Về nguyên nhân tăng giá thịt lợn trong mấy tháng gần đây là do vấn đề cung cầu, cùng với đó là các công ty chăn nuôi lớn ở phía Nam găm hàng, giao hàng nhỏ giọt… đây là những hiện tượng góp phần vào việc đẩy giá thịt lợn lên cao. Do đó yêu cầu đặt ra là phải làm cho lưu thông thông suốt và thực hiện đúng chủ trương của nhà nước là không đầu cơ găm hàng lợi dụng việc tăng giá".

Trước tình trạng giá thịt lợn tăng phi mã, giải pháp trước mắt là phải vận động người dân, các trang trại… không găm hàng, bán nhỏ giọt để đẩy giá lên một cách vô lý. Giảm bớt những chi phí trung gian không để cho các thương lái lợi dụng đẩy giá thành lên. Đối với kênh phân phối phải tổ chức rộng rãi niêm yết giá để các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ hơn. Tiếp tục tái đàn để năm 2020 giá lợn dần dần đi xuống.

Giá thịt lợn tăng cao Chính phủ quyết định cho nhập khẩu lợn, tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nhập khẩu phải đảm bảo đúng chất lượng, tránh hiện tượng nhập khẩu thịt lợn gần hết hạn sử dụng ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân.

Cũng theo chuyên gia Ngô Trí Long để giải quyết tình trạng tăng giá thịt lợn thì xã hội phải vào cuộc quyết liệt: "Bên cạnh đó ngành chăn nuôi có biện pháp tái đàn lợn một cách có hiệu quả, tránh dịch. Cùng với đó, Cục Quản lý giá- Bộ Tài chính phải vào cuộc trong trường hợp ép giá, nâng giá lên thì phải có biện pháp can thiệp. Các doanh nghiệp phải thể hiện vai trò của mình để góp phần bình ổn giá thịt lợn. Đồng thời, người tiêu dùng phải tính toán hiệu quả, chuyển sang dùng các sản phẩm khác như thịt bò, thủy sản, hải sản, gia cầm. Cả xã hội cùng góp công sức và thì mới bình ổn giá".

LP/ (T.H)/ Sở hữu trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn//ca-nuoc-thieu-200000-tan-thit-lon-cuoi-nam-co-can-nhap-khau-d67562.html

Bạn đang đọc bài viết Cả nước thiếu 200.000 tấn thịt lợn cuối năm, có cần nhập khẩu? tại chuyên mục Tin tức trong nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức trong nước