Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 20/04/2024

Những điểm sáng, khởi sắc trong bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm

vietq 10:53 05/10/2022

- Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi nhanh ở cả ba khu vực kinh tế.Trong 9 tháng năm 2022, GDP tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022 là m

Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%. Khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%; trong đó nhiều ngành dịch vụ thị trường tăng cao như bán buôn, bán lẻ tăng 10,24%; vận tải kho bãi tăng 14,2%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 41,7%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,05%.

Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước; chăn nuôi phát triển ổn định; nuôi trồng thủy sản phát triển khá. Sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm chủ yếu 9 tháng năm 2022 tăng khá như cao su tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; hồ tiêu tăng 2,9%; cam tăng 10,1%; bưởi tăng 6%; chuối tăng 4,7%; nhãn tăng 3,5%; xoài tăng 3,3%.

Chăn nuôi lợn và gia cầm hồi phục do dịch bệnh được kiểm soát tốt, chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tăng cao. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 9/2022 tăng 8,8% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số gia cầm tăng 3,8%; tổng số bò tăng 3,4%.

Nuôi trồng cá tra và tôm phát triển khá do giá cá tra nguyên liệu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng trong những tháng gần đây và nhu cầu thị trường thế giới tăng cao; giá tôm nuôi ở mức cao và ổn định, người nuôi có lãi. Sản lượng cá tra quý III/2022 đạt 367 nghìn tấn, tăng 10,1%; tôm đạt 329,2 nghìn tấn, tăng 9%. Tính chung 9 tháng, sản lượng cá tra đạt 1.139,5 nghìn tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; tôm đạt 777,6 nghìn tấn, tăng 10,4%.

Những điểm sáng, khởi sắc trong bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm

Bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng.

Ngành công nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng cao trong tám tháng liên tiếp, tháng 9/2022 ước tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số IIP của ngành chế biến chế tạo tăng 12,5%. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9,6%; nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2022 đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao so với cùng kỳ trong vòng nhiều năm trở lại đây; tăng 14,2% so với 9 tháng năm 2019 – năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Hoạt động vận tải trong tháng 9 tiếp tục đạt kết quả tích cực cả về vận tải hành khách và hàng hóa. Trong đó, vận chuyển hành khách gấp 4 lần và luân chuyển hành khách gấp 5,7 lần so với cùng kỳ năm trước; vận tải hàng hóa tăng 52,6% về vận chuyển và tăng 60,4% về luân chuyển. Tính chung 9 tháng năm 2022, hoạt động vận tải hành khách tăng 40,7% và luân chuyển tăng 59,4% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 24,4% và luân chuyển tăng 31%.

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 9 đạt 431,9 nghìn lượt người, giảm 11,2% so với tháng trước và gấp 45,4 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 9 tháng năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 1.872,9 nghìn lượt người, gấp 16,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9 ước đạt 58,74 tỷ USD, giảm 11% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13%. Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD.

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Quốc hội, Chính phủ đúng hướng và hiệu quả, tạo niềm tin cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trong 9 tháng năm 2022, cả nước có 112,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.272,3 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký 758,1 nghìn lao động, tăng 31,9% về số doanh nghiệp, tăng 6,4% về vốn đăng ký và tăng 16,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Số doanh nghiệp tham gia thị trường 9 tháng năm 2022 đạt 163,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước; 112,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,8%. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý IV/2022 cho thấy, có 48,7% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2022 (quý III/2022 so với quý II/2022 có 38,6%); 46,8% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất sẽ tăng (quý III/2022 so với quý II/2022 có 39,1%).

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 9 tháng năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 2.130,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8,35 tỷ USD, tăng 29,9%, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 15,43 tỷ USD, tăng 16,3%, mức cao nhất so với 9 tháng các năm từ 2018 đến nay.

Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 3,85% của cùng kỳ năm 2020 và cao hơn mức tăng 1,82% của cùng kỳ năm 2021. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 1,88%.

Số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 50,5 triệu người, tăng 1.460 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính đạt 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 805 nghìn đồng.

Tính đến ngày 22/9/2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết 11/NQ-CP đã giải ngân khoảng 3.539 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 5 triệu người lao động tại 120.295 doanh nghiệp.

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 chỉ đạt 2,8%, giảm so với mức dự báo 4,1% tại thời điểm đầu năm 2022.

Fitch Ratings điều chỉnh giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo 2,9% tại thời điểm tháng 6/2022.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đạt 3,2%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 4/2022. Tốc độ tăng GDP 9 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2011-2022 lần lượt là: 6,20%; 5,34%; 5,26%; 6,11%; 6,85%; 6,40%; 6,49%; 7,35%; 7,30%; 2,19%; 1,57%; 8,83%. Sản xuất đồ uống tăng 31,9%; sản xuất trang phục tăng 22,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 20,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 18,3%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 16,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 14,9%; sản phẩm thuốc lá và sản xuất phương tiện vận tải khác cùng tăng 11,4%.

Tốc độ tăng/giảm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng các năm 2018-2022 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 11,4%; 12,2%; -0,7%; -5%;21%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2021 đạt 485,2 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 240,9 tỷ USD, tăng 18,9%; nhập khẩu đạt 244,3 tỷ USD, tăng 31,4%.

Bạn đang đọc bài viết Những điểm sáng, khởi sắc trong bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm tại chuyên mục Tin tức trong nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức trong nước