Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 22/11/2024

Bộ trưởng Bộ GTVT thẳng thắn 'phản đối' việc cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính

DTVN 15:44 11/06/2020

Việc dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng lớn đến toàn dân và mang tính chất lập lại trật tự, kỷ cương xã hội

Việc dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng lớn đến toàn dân và mang tính chất lập lại trật tự, kỷ cương xã hội. Việc điều chỉnh, bổ sung những điều khoản, tăng mức xử phạt giúp quản lý xã hội tốt hơn thì có tác động răn đe rất lớn với toàn xã hội.

Qua đó, nhiều ĐBQH đã đồng tình với những đề xuất mới của dự thảo Luật về tăng mức phạt hành chính tối đa của 10 lĩnh vực như GTĐB, thủy lợi, kinh doanh bất động sản… và đề xuất bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định như về vấn đề tín ngưỡng, đối ngoại, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn an ninh mạng.

Theo Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Văn Chiến (Đoàn ĐBQH Hà Nội), từ thực tiễn cho thể thấy, quy định về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến nồng độ cồn theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và mức xử phạt cao được quy định tại Nghị định 100 đã góp phần thay đổi thói quen của người dân khi tham gia giao thông. Đặc biệt, việc tăng mức xử phạt hành chính đã làm cho người dân tự ý thức phải tránh xa những hành vi vi phạm mà Luật đã quy định.

"Rõ ràng cần phải mạnh dạn quy định mức phạt nặng nếu những vi phạm đó gây tác hại, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội", ĐBQH Nguyễn Văn Chiến nhìn nhận vấn đề.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể "phản đối" cắt điện nước để cưỡng chế vi phạm - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.

Đưa ra ý kiến tại buổi thảo luận, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, liên quan đến quy định mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực, cần lấy kinh nghiệm từ Nghị định 100 của Chính phủ khi ban hành đã tạo đột phá rất lớn. Những người vi phạm sẽ đắn đo rất nhiều bởi bị phạt mức rất cao, dẫn đến ảnh hưởng lớn, thậm chí phá sản và nếu tiếp tục vi phạm có thể bị xử lý hình sự.

Đối với đề xuất bổ sung quy định ngừng cấp điện, nước, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể không đồng tình và cho rằng, đây là "giải pháp không cần thiết" và quy định này cho đến cùng cũng chỉ xử lý về kinh tế. Việc ngừng cung cấp điện nước thì hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của doanh nghiệp, cá nhân cũng bị ảnh hưởng. Một xí nghiệp có hàng ngàn công nhân mà dừng cung cấp điện, nước sẽ ảnh hưởng đến cả nghìn người này, tác động rất ghê gớm, lâu dài.

"Chúng ta nói sẽ xử lý ở vị trí cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nói nhẹ nhàng nhưng hậu quả phía sau có thể rất lớn. Tôi đề nghị hình thức bổ sung nếu vi phạm có thể phạt tăng gấp 10 - 50 lần mức vi phạm hiện nay để răn đe. Việc này, đánh thẳng vào kinh tế của tổ chức, cá nhân vi phạm và không gây ảnh hưởng đến xã hội" Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể kiến nghị.

"Quy định cắt điện, nước khi cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính sẽ buộc các công ty vi phạm hợp đồng, ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ các bên liên quan. Hơn nữa, điện nước là điều kiện cần, không nên làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân", bà Mẫn nói.

Thanh Nga(TH)/ Sở hữu trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/bo-truong-bo-gtvt-thang-than-phan-doi-viec-cat-dien-nuoc-de-cuong-che-hanh-chinh-d77507.html

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Bộ GTVT thẳng thắn 'phản đối' việc cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính tại chuyên mục Tin tức trong nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức trong nước