Vừa qua, kênh truyền hình Bloomberg đưa tin, các nhà sản xuất đang lao đao vì tình trạng thiếu hụt linh kiện, nguyên liệu sản xuất trong khi chi phí năng lượng bị đẩy lên cao. Họ bị cuốn vào những cuộc đấu giá để giành chỗ trên tàu hàng. Do đó, giá cước vận tải biển tăng vọt, buộc các nhà sản xuất tăng giá sản phẩm hoặc tạm ngừng xuất khẩu.
Đứng trước thực trạng trên, ông Christopher Tse, Giám đốc điều hành Musical Electronics (Hồng Kông) cho biết, công ty không có đủ linh kiện và container. Chi phí vận tải biển cũng tăng rất cao.
Công ty Musical Electronics (Hồng Kông) chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ loa Bluetooth cho đến khối rubik. Kể từ tháng 3 năm nay, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ loa Bluetooth cho đến khối rubik. Ông Tse lo lắng không biết các doanh nghiệp có thể kiếm lãi từ việc sản xuất khối rubik nữa hay không vì giá nguyên liệu liên tục tăng.
Trên thực tế, Việc Trung Quốc quyết tâm đạt 0 ca mắc Covid-19 có nghĩa là chỉ một vài ca cũng có thể dẫn tới gián đoạn thương mại. Trong tháng 8, Trung Quốc tạm thời đóng cửa một phần cảng Ninh Ba - cảng container lớn thứ 3 thế giới - trong hai tuần sau khi phát hiện ca mắc liên quan đến chủng Delta.
Trong cùng diễn biến, đầu năm nay, các cầu cảng ở Thâm Quyến đã ngừng hoạt động vì ghi nhận chùm ca mắc Covid-19.
Theo ông Hsieh Huey-chuan - Chủ tịch Evergreen Marine Corp, hãng vận tải biển lớn thứ 7 thế giới cho hay, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển và thiếu năng lực vận chuyển container có thể kéo dài sang quý IV, thậm chí là tới giữa năm 2022. Nếu đại dịch không được ngăn chặn một cách hiệu quả, tình trạng tắc nghẽn có thể trở thành bình thường mới.
Ông Jason Lo, Giám đốc điều hành Johnson Health Tech cũng nhận định, hiện các hãng vận tải container từ chối ký kết thỏa thuận dài hạn. Hầu hết giao dịch được thực hiện theo giá thời gian thực. Ông Lo thừa nhận không thể ước tính chi phí vận chuyển và lên kế hoạch tài chính.
Đối với các nhà máy châu Á bên ngoài Trung Quốc, vấn đề còn tồi tệ hơn khi nhiều công ty Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao hơn giá thị trường để vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, các cảng bên ngoài Trung Quốc gần như đã hết chỗ chứa.
Dữ liệu từ Drewry World Container Index chỉ ra chi phí vận chuyển container từ châu Á đến châu Âu cao hơn khoảng 10 lần so với hồi tháng 5/2020. Tương tự, chi phí vận chuyển từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Los Angeles (Mỹ) tăng hơn 6 lần.
Theo đó, HSBC Holdings cho thấy, chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên mong manh đến mức chỉ một tai nạn nhỏ cũng có thể “trầm trọng hóa những tác động xung quanh”. Sự lan rộng của biến chủng Delta, đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á đang gây khó khăn cho nhiều nhà máy sản xuất.
Ngay cả những tập đoàn lớn như Toyota cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo cáo tháng 8 cho thấy nhà sản xuất xe hơi sẽ dừng hoạt động tại 14 nhà máy trên khắp Nhật Bản và cắt giảm 40% sản lượng.
Đồng thời, các công ty ở Anh cũng vật lộn với mức tồn kho thấp kỷ lục và giá bán lẻ tăng với tốc độ chóng mặt kể từ tháng 11/2017. Tương tự, các doanh nghiệp tại châu Âu cũng chật vật bởi thiếu hụt kim loại, nhựa, chất bán dẫn và các hàng hóa khác.