Đó là một mất mát đáng kể cho các thành phố đô thị lớn như New York, San Francisco và Los Angeles từ lâu đã được hưởng lợi từ sự gia tăng của du lịch Trung Quốc trong thập kỷ qua.
Ngay cả với sự sụt giảm 4,7% trong du lịch Trung Quốc đến các bang của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2019 do căng thẳng thương mại, thì Trung Quốc vẫn là nguồn du lịch lớn thứ ba cho nước này. Trung Quốc cũng là những người chi tiêu lớn nhất, trung bình chi khoảng 6.500 USD, so với 4.000 USD chi tiêu của các khách du lịch nước ngoài khác ở Mỹ. Nếu không có những khách du lịch Trung Quốc chi tiêu cao này, các chính phủ quốc tế ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đang chuẩn bị cho sự giảm mạnh về nhu cầu du lịch, khách sạn, thực phẩm và đồ uống. Số lượt khách du lịch từ Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng lớn trong thập kỷ qua và hiện chiếm số lượng khách du lịch nội địa lớn nhất ở hầu hết các quốc gia trong khu vực Châu Á.
Trong hai năm qua, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đã đầu tư vào việc cung cấp các tour du lịch và lựa chọn chỗ ở cho khách du lịch Trung Quốc. Các chuỗi khách sạn của Hilton, Marriott và Hyatt đã xây dựng các cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Thái Lan, nơi đã thu hút 10,5 triệu khách du lịch Trung Quốc vào năm 2018, tăng gấp 13 lần so với năm 2008. Và chi tiêu của khách du lịch ở Thái Lan tương đương với khoảng 11% GDP của nước này. Các quốc gia khác ở châu Á phụ thuộc nhiều vào chi tiêu của khách du lịch bao gồm Campuchia, Malaysia, Việt Nam và Indonesia.
Sáng ngày 07/02, Indonesia cảnh báo rằng nền kinh tế của mình có thể mất khoảng 4 tỷ USD trong năm nay nếu việc các hạn chế đi lại do virus corona vẫn tiếp diễn trong tương lai gần. Rõ ràng có rất nhiều sự không chắc chắn về cách mọi thứ sẽ diễn ra trong những tuần tới ngày 14/2 nhưng bây giờ có vẻ như sự tăng trưởng trong khu vực sẽ chậm lại trong quý đầu tiên. Các nhà kinh tế đang đặt cược vào các ngân hàng trung ương ở châu Á-Thái Bình Dương về việc công bố một đợt cắt giảm lãi suất trong hai quý tới để bù đắp tác động tiêu cực của virus corona, vốn đã làm sứt mẻ hoạt động kinh doanh và đóng cửa các nhà máy lớn trong khu vực. Tuy nhiên, điều này không chỉ ở châu Á. Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ cho rằng việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hiện đang nằm trong dự báo năm nay.
Oxford Econonics ước tính rằng lượng khách Trung Quốc giảm có nghĩa là 4 triệu đêm phòng khách sạn ở Mỹ sẽ bị mất vào năm 2020. Triển vọng tăng trưởng của Châu Âu cũng có thể bị thách thức. Châu lục này đã trở thành một điểm đến ngày càng phổ biến đối với du khách Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung bị rạn nứt trong năm 2018. Trong nửa đầu năm 2019, du khách Trung Quốc đã thực hiện 3 triệu lượt ghé thăm các nước châu Âu, tăng 7,4% so với cùng kỳ một năm trước (theo số liệu của Học viện du lịch Trung Quốc). Giả sử rằng sẽ có sự sụt giảm mạnh về du lịch Trung Quốc trong cả năm, nhiều nền kinh tế châu Âu sẽ thấy mức tiêu thụ suy yếu. Rõ ràng, các nước như Hy Lạp và Pháp sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự sụt giảm trong du lịch này có thể làm suy yếu nhu cầu nội địa, thêm vào những vấn đề hiện tại xuất phát từ lĩnh vực sản xuất, và đến lượt nó trì hoãn thời điểm phục hồi của toàn bộ nền kinh tế Eurozone đến nửa cuối năm.
Theo Việt Dũng/Báo Công Thương Điện Tử