Ba Lan thực sự quan tâm đến khả năng của máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ trong sự liên hệ với vũ khí Nga. Trước đó, trong một thông tin chưa được kiểm chứng trên các phương tiện truyền thông Ba Lan có đăng tải thông điệp này, tuy nhiên, mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak đã công bố bức ảnh chụp UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ mang biểu tượng của Không quân Ba Lan. Điều này cho thấy Warsaw có thể đã sử dụng các máy bay không người lái này.
Theo các chuyên gia, lý do chính khiến máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ được nhiều nước quan tâm là do truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ thông tin sai lệch về cáo buộc hàng chục hệ thống phòng không của Nga bị phá hủy trong chiến tranh điện tử ở Syria và Libya, cũng như sự thành công của quân đội Azerbaijan hoạt động ở Nagorno-Karabakh khi sử dụng các UAV này, Avia-pro cho hay.
Có thông tin cho rằng mục đích chính của việc Ba Lan sử dụng những chiếc máy bay không người lái như vậy là để chống lại các nước láng giềng Belarus và Nga. Chính điều này bản thân Thổ Nhĩ Kỳ không hề che giấu.
“Trong trường hợp xuất khẩu Bayraktar TB2 cho Ba Lan, lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xuất khẩu UAV nội địa cho một quốc gia NATO. Đồng thời, việc bán vũ khí cho Ba Lan, sau Ukraine, một trong những “kẻ thù” của Nga mang tính biểu tượng. Được biết, Baikar đã đàm phán với một số quốc gia châu Âu khác để bán TB2. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda dự kiến sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng tuần tới ", ấn bản Savunma Sanayi ST đưa tin.
Về phần mình, các nhà phân tích quân sự Nga lưu ý rằng máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không phải là loại vũ khí đáng sợ, vì với hiệu suất cực thấp, ngay cả các tổ hợp của Liên Xô được trang bị radar với tầm phát hiện ngắn cũng có thể bắn hạ được máy bay không người lái này.
Mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực
Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tiến hành nhiều vòng đàm phán để tìm cách giảm căng thẳng tại tỉnh Idlib ở phía tây bắc Syria, nhưng không đạt được thỏa thuận.
Giới quan sát nhận định sự hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga không chỉ giới hạn ở khía cạnh chính trị liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria mà còn bao gồm cả khía cạnh kinh tế và quân sự. Đó là mối quan hệ cùng có lợi hoặc là những bất đồng lợi ích.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại có các chính sách can thiệp riêng để đảm bảo lợi ích tối đa và ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông. Có những rạn nứt trong quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ trong một số vấn đề ở Trung Đông dù lãnh đạo hai nước chưa có tuyên bố nào về điều này khi căng thẳng leo thang.
Những toan tính và nước cờ mà các bên đưa ra rất khó dự đoán bởi giữa đối thoại hay tuyên bố lại khác xa việc các bên thực hiện. Tuy nhiên có thể thấy Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cần có nhau trong một số vấn đề để kìm hãm ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông như vụ mua bán vũ khí S-400 hay cuộc chiến chống khủng bố ở Syria… nhưng cũng bất đồng trong một số vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Đông.
Quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay không thể gọi là thân thiết. Không thể lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và NATO mua S-400 của Nga để xem là sự bền chặt trong quan hệ. Đó đơn giản chỉ là sự thay đổi một phần trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và NATO khi nghiêng về phía Nga, còn Nga cần Thổ Nhĩ Kỳ để tăng ảnh hưởng ở Trung Đông. Nga đảm bảo 55% nhu cầu khí đốt tự nhiên cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Người đưa tin pháp luật