Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 26/04/2024

Dịch virus Corona đem lại rủi ro dài hạn đối với thị trường tài chính toàn cầu?

Mai Hương 10:25 27/01/2020

Thống kê năm 2004 cho thấy dịch SARS khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 40 tỷ USD. Các nhà phân tích cho rằng nếu lan rộng, dịch virus corona có thể gây thiệt hại nhiều hơn thế.

GDP Trung Quốc có thể trượt thêm 0,5 đến 1%

Trước hết, Virus corona đã giáng một đòn nặng nề lên thương mại Trung Quốc. Tương tự cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ trong năm 2018 và 2019, virus bùng phát khó có thể kiểm soát bằng những công cụ tài chính kinh tế có sẵn.

Các thành phố bị đóng cửa, đến nay chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh phong tỏa hơn 10 thành phố với dân số 35 triệu người tại tỉnh Hồ Bắc. Giới chuyên môn dự báo các ngành như du lịch, giải trí và bán lẻ của Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Các thành phố bị đóng cửa, đến nay chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh phong tỏa hơn 10 thành phố với dân số 35 triệu người tại tỉnh Hồ Bắc.

Nền kinh tế Trung Quốc sẽ hứng chịu áp lực lớn trong quãng thời gian trước mắt”, chuyên gia Darrell Cronk, Chủ tịch Wells Fargo Investment Institute đánh giá.

Tác động sâu rộng của virus còn tùy thuộc vào tốc độ lan rộng của nó. “Nếu dịch chỉ kéo dài vài tuần thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu dịch kéo dài hàng tháng, nó sẽ khiến GDP Trung Quốc sụt giảm”, nhà phân tích Jamie Cox của Harris Financial Group cho biết.

Trong ngắn hạn, hoạt động kinh tế trong nước giảm tốc đã loại bỏ một bệ đỡ quan trọng trước sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Nó làm gia tăng rủi ro bất ổn tài chính, đòn bẩy quá mức và quả bom nợ 40.000 tỷ USD.

EIU ước tính tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc có thể trượt thêm 0,5 đến 1% trong năm nay so với dự báo 5,9%.

Theo Bloomberg, quá trình phát triển của Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển đổi khó khăn nhất do bẫy thu nhập, nền kinh tế bị mắc kẹt và khó bước lên mốc cao hơn. Đó là một hiện tượng đã khiến nhiều nền kinh tế phát triển trước Trung Quốc bị trật bánh.

Theo cây bút Mohamed A. El-Erian của Bloomberg, vẫn còn quá sớm để nói điều gì sẽ xảy ra trước mắt hoặc về lâu dài. "Nhưng điều rõ ràng ở giai đoạn này là nền kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng nhạy cảm sau quá trình phát triển ấn tượng trong nhiều thập kỷ qua", cây bút nhận định.

Virus Corona: Rủi ro dài hạn đối với thị trường tài chính toàn cầu

Tính đến thời điểm này, dịch bệnh đã lây nhiễm hơn 1.975 người và cướp đi sinh mạng của 56 người. Câu hỏi lớn với giới đầu tư quốc tế hiện tại là virus corona liệu có đủ mạnh đến mức làm suy yếu các thị trường tài chính toàn cầu?

Tính đến thời điểm này, dịch bệnh đã lây nhiễm hơn 1.975 người và cướp đi sinh mạng của 56 người.

Tuy nhiên, nỗi lo thậm chí đã vượt ra bên ngoài Trung Quốc. Các trường hợp nhiễm bệnh cũng được xác nhận ở hơn 10 quốc gia khác tính đến nay. Tại Hong Kong, sau khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, chính quyền thành phố đã cấm các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục và đóng cửa trường học.

Về rủi ro dài hạn, rủi ro dài hạn đối với thị trường đang khiến các nhà hoạch địch chính sách và giới đầu tư lo ngại. Các thị trường tài chính thế giới sẽ “rùng mình” nếu như virus corona lan rộng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ. Mới đây nhà chức trách Mỹ xác nhận đã có 3 người tại nước này nhiễm bệnh.

Khi so sánh với những dịch bệnh bùng phát trước đó, bao gồm cuộc khủng hoảng SARS vào 17 năm về trước, chính phủ Trung Quốc đã hành động nhanh chóng và quyết liệt hơn nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Các khu vực dễ bị tổn thương được cho đóng cửa nhằm ngăn chặn virus corona.

Thống kê năm 2004 cho thấy dịch SARS khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 40 tỷ USD. Các nhà phân tích cho rằng nếu lan rộng, dịch virus corona có thể gây thiệt hại nhiều hơn thế.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/dich-virus-corona-dem-lai-rui-ro-dai-han-doi-voi-thi-truong-tai-chinh-toan-cau-d69330.html

Bạn đang đọc bài viết Dịch virus Corona đem lại rủi ro dài hạn đối với thị trường tài chính toàn cầu? tại chuyên mục Thời sự. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Thời sự