Tỷ giá USD trong nước hôm nay ngày 8/7
Ngày 8/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.222 đồng (giảm 5 đồng so với ngày hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng.
Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại như sau: Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.100 đồng (mua) và 23.280 đồng (bán). Eximbank: 23.100 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).
Ngày 7/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.227 đồng (giảm 3 đồng so với ngày hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng như sau:
Ngân hàng mua ngoại tệ Đô la Mỹ ($) (USD)
+ Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 22.950 VND
+ Ngân hàng MBBank, Vietcombank đang mua chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.100 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang mua tiền mặt USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.130 VND
+ Ngân hàng Đông Á, SCB, SHB đang mua chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.130 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Đô la Mỹ ($) (USD)
+ Ngân hàng Đông Á đang bán tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.260 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.260 VND
+ Ngân hàng HSBC đang bán tiền mặt USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.300 VND
+ Ngân hàng HSBC đang bán chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.300 VND
Bảng so sánh tỷ giá USD các ngân hàng trong nước ngày 8/7/2020. Nguồn: webgia.com. |
Tỷ giá USD thế giới
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giao dịch ở mức 97,3 điểm, giảm nhẹ 0,2%.
Đồng Đô la Mỹ đã giảm khi các nhà đầu tư rời khỏi các tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh lạc quan về dữ liệu của ngành dịch vụ Hoa Kỳ cho tháng 6.
USD hiện đứng ở mức:
1 Euro đổi 1.1313 USD
1 bảng Anh đổi 1.2493 USD
1 USD đổi 107.36 Yên
Nikolaos Panigirtzoglou của JPMorgan Chase cho hay, tiền mặt nhàn rỗi tăng cao tạo ra một nền tảng hỗ trợ mạnh mẽ cho các tài sản phi tiền mặt như trái phiếu và cổ phiếu. Mức lãi suất trái phiếu thấp như hiện tại, hầu hết thanh khoản này cuối cùng sẽ được chuyển vào cổ phiếu do nhu cầu tiết kiệm để phòng ngừa giảm dần theo thời gian.
Tại Mỹ, mức cung tiền M2 (bao gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, các tài sản có thanh khoản cao và không phải là tiền mặt) đã tăng 3.000 tỷ USD cho đến nay trong năm nay lên mức 18.400 tỷ USD.
Michael McCarthy, chiến lược gia trưởng tại CMC Markets, nhận định, ngày càng nhiều bang tại Mỹ ban bố trở lại lệnh phong tỏa có thể dẫn đến việc bảng cân đối tài sản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục mở rộng và lãi suất được giữ ở mức thấp, qua đó hỗ trợ các thị trường vàng. Từ đầu năm đến nay giá vàng đã tăng gần 17%.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Mỹ, đẩy hàng chục triệu lao động Mỹ rơi vào cảnh thất nghiệp và dẫn tới Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giảm 5% trong quý I/2020.
Theo các nhà kinh tế, tình hình sẽ còn xấu hơn với việc GDP của Mỹ có thể giảm hơn 30% trong quý II/2020, trước khi tăng trưởng trở lại vào cuối năm 2020.
Mộc Diệp (T/H)/Sở hữu Trí tuệ