Theo ông Alexander Gordienko, Giám đốc kinh doanh quốc tế của Celsa Group cho biết, đối với các sản phẩm thép dài, ông Gordienko cho biết, trong bối cảnh đại dịch năm 2020, mặc dù tiêu thụ thép dài được dự báo giảm nhưng xét về tổng thể vẫn đạt 905 triệu tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Nếu điều này xảy ra thì có khả năng sẽ hỗ trợ tích cực cho nhu cầu tiêu thụ cũng như giá thép toàn cầu vào năm nay.
Tương tự, tiêu thụ thép cuộn và thép thanh thương phẩm lần lượt tăng 2% và 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, tiêu thụ thép hình và thép cây lại giảm với mức tương ứng là 3,2% và 0,6%.
Ảnh minh họa |
Sự phục hồi nhu cầu toàn cầu trong nửa cuối năm 2020 đã đẩy giá thép tăng cao và hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt, giá thép cuộn đã chạm ngưỡng cao kỷ lục theo ghi nhận từ trước đến nay.
Theo Công ty tư vấn SteelHome, giá quặng sắt giao ngay với hàm lượng sắt 62% cũng đã giảm 10 USD xuống còn 164 USD/tấn vào hôm thứ Hai.
Đối với các nguyên liệu sản xuất thép khác, mức giao dịch kỳ hạn hiện cũng có xu hướng đi lên. Theo đó, giá than luyện cốc tăng 2,9% lên ngưỡng 1.538 nhân dân tệ/tấn, giá than cốc tăng 1,1% lên mốc 2.264 nhân dân tệ/tấn.
Ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2021, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngay trong những tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm sắt thép đã tăng trưởng ở mức cao. Tuy nhiên, cùng với đó, các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với thép Việt Nam ngày càng gia tăng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2021, lượng sắt thép xuất khẩu đạt 747,8 tấn, trị giá hơn 540 triệu USD, giảm lần lượt 22,7% và 13,3% so với tháng trước về lượng và trị giá. Tính chung 2 tháng đầu năm, lượng sắt thép các loại xuất khẩu đạt 1,69 triệu tấn, trị giá gần 1,15 tỷ USD tăng 44% về lượng và gần 76% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 2 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắt thép lớn nhất của Việt Nam với hơn 300.000 tấn, trị giá hơn 145 triệu USD. Tiếp theo là thị trường Campuchia với hơn 217.000 tấn, trị giá hơn 140 triệu USD; thị trường Thái Lan với hơn 90.000 tấn, trị giá hơn 63,4 triệu USD...
Nhìn lại kết quả năm 2020, số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, do tác động của dịch Covid-19, gần 50% số doanh nghiệp thuộc VSA có doanh thu sụt giảm mạnh, đặc biệt là trong quý I và II. Cụ thể, trong sáu tháng năm 2020, sản xuất thép các loại của các doanh nghiệp thành viên chỉ đạt hơn 11,6 triệu tấn (giảm 8,1% so cùng kỳ năm 2019); tiêu thụ đạt hơn 10,4 triệu tấn (giảm 10,7% so cùng kỳ năm 2019). Đặc biệt, xuất khẩu thép các loại chỉ đạt hơn 1,8 triệu tấn (giảm tới 24,6% so cùng kỳ năm 2019). Tuy nhiên, kể từ tháng 7, các doanh nghiệp đã có sự phục hồi đáng kể.
Theo số liệu của VSA, thị trường EU chiếm khoảng 4,2% tổng lượng XK thép của Việt Nam. Trong khi đó, thị trường truyền thống là ASEAN, Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn, lần lượt đạt gần 55% và 19%. Trong báo cáo đánh giá triển vọng ngành thép năm 2021 công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI cũng đưa ra nhận định, xuất khẩu của ngành thép vẫn khá tích cực, song, sự cạnh tranh dự báo sẽ gay gắt hơn.
Theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong năm 2021 sau khi giảm 2,4% vào năm 2020, được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các thị trường phát triển. Nhu cầu của thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) dự kiến cũng sẽ tăng 9,4% trong năm 2021.
Theo Kinh tế Chứng khoán