Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 14/09/2024

Tìm hiểu về các loại nhãn hiệu

DTVN 15:44 26/10/2019

Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu dịch vụ về bản chất rất giống với nhãn hiệu hàng hoá. Cả hai loại đều có tính phân biệt; nhãn hiệu hàng hoá phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, trong khi nhãn hiệu dịch vụ có chức năng tương tự liên quan đến dịch vụ. Dịch vụ có thể là bất kỳ loại hình nào, như lài chính, ngân hàng, du lịch, quảng cáo hoặc vận tải, không thế liệt kê hết. Nhãn hiệu dịch vụ có thế đăng ký, gia hạn, đinh chỉ, chuyển nhượng và cấp phép sử dụng theo các đều kiện tương tự như nhãn hiệu hàng hoá.

Nhãn hiệu tập thể là gì?

Nhãn hiệu tập thể thường thuộc sở hữu của một hiệp hội hoặc hợp tác xã mà các thành viên có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để tiếp thị các sản phẩm của mình. Hiệp hội đó thường xây dựng tập hợp các tiêu chuẩn về sử dụng nhãn hiệu tập thể (chẳng hạn tiêu chuẩn chất lượng) và cho phép các thành viên sứ dụng nhãn hiệu đó nếu họ đáp ứng các tiêu chuẩn đó. Nhãn hiệu tập thể có thế xem là một hình thức liên kết hiệu quả trong việc tiếp thị sản phẩm của một nhóm doanh nghiệp khi từng thành viên sẽ gặp khó khăn trong việc quảng cáo, tiếp thị đế nguời tiêu dùng thừa nhận hoặc được phân phối trên các kênh chính thống.

Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện Bắc Tân Uyên đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể quýt Bắc Tân Uyên

Ví dụ: Ngày 12/9/2019, Quýt Bắc Tân Uyên được trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Nhờ vậy mà các ngành chức năng có điều kiện quản lý tốt về quy trình sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ cũng như kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đây là tiền đề để sản phẩm quýt Bắc Tân Uyên vươn xa ra thị trường. Qua đó, góp phần giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ các quyền lợi cơ bản khi nhãn hiệu được bảo hộ. Nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây quýt; tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực.

Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Nhãn hiệu chúng nhận được cắp khi đáp ứng các tiêu chuấn định sẵn nhưng không giới hạn đối vối thành viên. Nhãn hiệu có thế được sử dụng bởi bất kỳ người nào có sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn định sẵn. Tại nhiều quổc gia, điểm khác biệt chính giữa nhãn hiệu tập thế và nhãn hiệu chứng nhận đó là nhãn hiệu tập thể chí có thế được sử dụng bởi một nhóm các doanh nghiệp, như thành viên của một hiệp hội trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thế được sử dụng bởi bất kỳ ai đáp ứng các tiêu chuấn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận quy định.

Một yêu cầu quan trọng đối với nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng ký được coi là “có thẩm quyền chứng nhận” với các sản phẩm liên quan.

Biểu tượng Wool Mark

Ví dụ: Biểu tượng Wool Mark là một nhãn hiệu (chứng nhận) đã đăng ký của Công ty Wool Mark.

Woolmark là một biểu tượng chất lượng xác nhận rằng các sản phẩm mang biểu tượng đó được làm từ 100% len mới và tuân thú các chỉ tiêu kỹ thuật nghiêm ngặt do Công ty Wool Mark quy định. Nhãn hiệu này được đăng ký tại hơn 140 nước và được cấp li-xăng cho các nhà sản xuất có đủ khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật tại 07 nước.

Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được công nhận nổi tiếng bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà nhãn hiệu đó muốn được bảo hộ.

Nhãn hiệu nổi tiếng thường được hưởng sự bảo hộ mạnh hơn. Chẳng hạn, nhãn hiệu nổi tiếng có thể được bảo hộ thậm chí khi nhãn hiệu đó không được đăng kí (hoặc chưa bao giờ được sử dụng) trên một lãnh thổ cụ thể. Hơn nữa, trong khi nhãn hiệu được bảo hộ nhằm chống lại các nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn chỉ khi chúng đưọc dùng cho các sản phẩm trùng hoặc tương tự, còn nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ nhằm chống lại các nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn ngay cả khi chúng được dùng cho sản phẩm không cùng loại nếu thỏa mãn một số điều kiện cụ thể.

Mục đích chính của việc bảo hộ mạnh hơn này là ngăn chặn việc các công ty lợi dụng danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc gây thiệt hại cho uy tín và danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng đó.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam như: Trung Nguyên cho sản phẩm và dịch vụ bán cà phê; Biti’s cho giày dép; Vietnam Airlines cho dịch vụ vận chuyển hàng không…

Ví dụ: Giả sử nhãn hiệu WONDERCOLA là một nhãn hiệu nổi tiếng dùng cho nước ngọt. Sau đó, công ty Wondercola được hưởng lợi từ việc bảo hộ tự động ở các nước dành sự bảo hộ mạnh hơn cho thương hiệu nổi tiếng và ở các nước mà nhãn hiệu của họ là nổi tiếng cho sản phẩm nước ngọt.

Sự bảo hộ đó cũng sẽ được áp dụng cho các hàng hóa và dịch vụ không liên quan. Điều này có nghĩa là nếu một công ty khác quyết định đưa ra thị trường các sản phẩm khác, từ áo phông cho đến kính mát, mà có sử dụng nhãn hiệu WONDERCOLA thì công ty đó phải xin phép công ty Wondercola hoặc có nguy cơ bị kiện ra tòa vì vi phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Theo Minh Tuệ/SHTT

Bạn đang đọc bài viết Tìm hiểu về các loại nhãn hiệu tại chuyên mục Thương hiệu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Thương hiệu
Tổng số hàng tồn kho năm 2018 của các tập đoàn, tổng công ty là 146.811 tỷ đồng, chiếm 6%/Tổng tài sản. Trong đó, đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với giá trị hàng tồn kho là 24.7