Hà Nội, Thứ Năm Ngày 21/11/2024

Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Tránh tình trạng 'mất bò mới lo làm chuồng'

Theo VietQ 07:16 28/10/2019

Trong bối cảnh những vi phạm về sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi, phức tạp, doanh nghiệp cần nhanh chóng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu đối với sản phẩm của mình.

Bảo hộ SHTT: Những cái lợi không thể kể hết

Theo các chuyên gia, việc tạo dựng được một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh và hoàn thiện đó là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, đồng thời cũng là đòi hỏi bắt buộc trong quá trình hội nhập kinh tế của một quốc gia. Thực tế cho thấy, việc bảo hộ quyền SHTT tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm.

Ngoài ra, việc bảo hộ tốt sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao, hạn chế các vi phạm như tình trạng khai thác công nghệ không được phép của người sở hữu bằng độc quyền, hay sản xuất hàng giả, hàng nhái và các vi phạm khác. Xét về lâu dài, hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh, đóng một vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hiện nay, tại Việt Nam, nhận thức của đại đa số người dân và một số doanh nghiệp về giá trị tài sản trí tuệ còn thấp, việc bảo hộ quyền SHTT của các doanh nghiệp vẫn chưa cao, sản phẩm SHTT của tỉnh chưa có đóng góp lớn về chất lượng để nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa ở địa phương và quan trọng hơn là chưa trở thành nhân tố chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Mặc dù đăng ký quyền SHTT đã được quy định rất rõ ràng trong luật, song tình trạng vi phạm quyền SHTT vẫn diễn ra, đặc biệt là tình trạng vi phạm làm hàng giả, hàng nhái.

Doanh nghiệp cần làm những gì?

Theo ông Đỗ Hữu Quang, nguyên Phó Cục trưởng, Phụ trách khu vực phía Nam, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), giá trị tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm đến 3/4, cá biệt có trường hợp chiếm đến trên 90% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại chưa được các doanh nghiệp trong nước quan tâm. Vẫn có khá nhiều doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu những ý nghĩa, nội dung, quy định của việc đăng ký bảo hội quyền sở hữu trí tuệ hoặc hết sức thờ ơ với sở hữu trí tuệ.

Để bảo vệ quyền của mình một cách hiệu quả, theo ông Quang, trước hết doanh nghiệp cần thực hiện quyền tự bảo vệ bằng cách áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm như in tem chống giả, sử dụng bao bì được in theo công nghệ hiện đại; dùng các biện pháp kĩ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt sản phẩm để bảo hộ; đưa các thông tin về quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ lên sản phẩm… Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà mình đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng. Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện chiến lược về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; tổ chức hệ thống thông tin dữ liệu về sở hữu trí tuệ để có được những thông tin về các đối thủ cạnh tranh và tránh khỏi việc xâm phạm quyền của người khác.

Cũng theo ông Nguyễn Đỗ Quang, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện nay chủ yếu do các cơ quan nhà nước thực hiện, chưa có sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức cho người tiêu dùng trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp. Các doanh nghiệp cũng không nên né tránh, ngại kiện cáo khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cùng quan điểm nêu trên, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) cho rằng, ý thức về sở hữu trí tuệ của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao, chưa khai thác hết quyền của mình mà luật cho phép.

Theo ông Nguyễn Hồng Quất, việc xây dựng thương hiệu tạo ra giá trị mới không chỉ bằng việc đăng ký sở hữu trí tuệ mà quan trọng là phải nuôi dưỡng, duy trì, đặc biệt là phải bảo vệ nó. “Thông qua nhiều biện pháp của chính doanh nghiệp, chính quyền,... tài sản trí tuệ tăng giá trị lên nhiều lần trên thị trường và được nhiều người biết đến. Đây cũng là một nghệ thuật trong kinh doanh đã giúp nhiều doanh nghiệp nước ngoài thành công”, ông Quất nhấn mạnh.

Còn ông Trần Giang Khuê, Phụ trách Văn phòng phía Nam, Cục Sở hữu trí tuệ thì cho rằng, doanh nghiệp cần có kế hoạch, chiến lược sản xuất, kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu gắn chắn với chiến lược khai thác tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần có bộ phận nhân lực chuyên trách quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ. Đồng thời, đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ ở trong nước và quốc tế, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Như vậy, có thể thấy, một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh luôn là cái đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế của một nước và mỗi địa phương. Trong thời gian tới, theo ý kiến một số chuyên gia, các ngành chức năng, chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi Luật SHTT, công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích, giải pháp phát huy giá trị tài sản của các văn bằng bảo hộ quyền SHTT doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp để bảo vệ sức khỏe, tài sản và góp phần lành mạnh hóa thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/bao-ho-so-huu-tri-tue-tranh-tinh-trang-mat-bo-moi-lo-lam-chuong-d62686.html

Bạn đang đọc bài viết Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Tránh tình trạng 'mất bò mới lo làm chuồng' tại chuyên mục Thương hiệu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Thương hiệu
Tổng số hàng tồn kho năm 2018 của các tập đoàn, tổng công ty là 146.811 tỷ đồng, chiếm 6%/Tổng tài sản. Trong đó, đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với giá trị hàng tồn kho là 24.7