Alibaba đang đàm phán đầu tư 3 tỷ USD vào gã khổng lồ gọi xe Grab.
Nguồn tin của tờ Bloomberg cho hay, Alibaba đang đàm phán đầu tư 3 tỷ USD vào gã khổng lồ gọi xe Grab.
Được biết, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc là nhà đầu tư duy nhất trong vòng gọi vốn lần này sẽ dành một phần vốn dự định rót vào Grab kể trên để mua lại số cổ phần mà Uber đang sở hữu ở Grab.
Thỏa thuận này sẽ cho thấy một trong những cú đặt cược lớn nhất của Alibaba vào Đông Nam Á kể từ sau khoản đầu tư vào Lazada vào năm 2016. Tập đoàn này trước đó cũng đã có những động thái tiếp cận thị trường ứng dụng gọi xe nhưng việc chính thức đầu tư vào Grab cho phép họ tiếp cận dữ liệu hàng triệu người dùng ở 8 quốc gia, làm gia tăng đội quân giao đồ ăn cũng như tham gia vào thị trường ví điện tử và dịch vụ tài chính.
Số tiền đầu tư lần này – tương đương 1/5 giá trị của Grab (14 tỷ USD) đến trong bối cảnh những băn khoăn đang ngày một gia tăng về khả năng của công ty này để có thể sống xót giữa đại dịch. CEO Anthony Tan từng thừa nhận rằng công ty phải đối mặt với "khủng hoảng lớn nhất" trong khi đó đồng sáng lập Tan Hooi Ling cảnh báo vào tháng 5 rằng họ đang trong một "mùa đông dài". Những nhà đầu tư hiện tại vào đây cũng tỏ ra khá bi quan vào cuộc chiến giữa Grab và đối thủ mạnh nhất Gojek.
Những công ty gọi xe lớn nhất thế giới đã phải trải qua nhiều năm trong cuộc chiến đốt tiền đắt đỏ trước khi họ đồng ý rút khỏi những thị trường cốt lõi của đối thủ. Ví dụ điển hình là cuộc chiến này đã khiến Uber buộc phải bán mảng kinh doanh tại Đông Nam Á cho Grab vào năm 2018. Dưới điều kiện thỏa thuận, Grab phải trả 2 tỷ USD cho Uber nếu họ không IPO vào giữa năm 2023.
Tập đoàn Softbank của Nhật Bản – một nhà đầu tư vào hầu hết các công ty gọi xe trên toàn thế giới được cho là nhân tố chính thúc đẩy thương vụ lần này. Công ty Nhật Bản đã sử dụng vị thế của họ như một cổ đông lớn để thúc giục Uber phải bán cổ phần tại Grab, Didi Chuxing và ứng dụng Yandex của Nga. Trước đó vào tháng 4, Uber nói rằng họ đã ghi giảm 2 tỷ USD trong những khoản đầu tư này sau khi dịch Covid-19 khiến mảng gọi xe chịu thiệt hại nặng nề. Đại diện của Grab, Uber và cả Alibaba hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
Indonesia, vốn là thị trường lớn nhất và hứa hẹn nhất tại Đông Nam Á. Đây cũng là thị trường có tiềm năng sáp nhập cao bởi cả 2 công ty đều muốn giành cổ phần lớn hơn trong công ty sau sáp nhập. Gojek được xem là biểu tượng quốc gia của Indonesia bởi họ là ứng dụng được tải nhiều nhất nên họ không tỏ ra vội vàng với thương vụ này.
Grab đang phải trải qua cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay vì COVID-19
Indonesia, vốn là thị trường lớn nhất và hứa hẹn nhất tại Đông Nam Á. Đây cũng là thị trường có tiềm năng sáp nhập cao bởi cả 2 công ty đều muốn giành cổ phần lớn hơn trong công ty sau sáp nhập. Gojek được xem là biểu tượng quốc gia của Indonesia bởi họ là ứng dụng được tải nhiều nhất nên họ không tỏ ra vội vàng với thương vụ này.
Theo App Annie, Grab đang dẫn trước Gojek ở Indonesia, dựa trên tổng số lượt tải xuống ứng dụng cho đến nay. Dù trước đó, Gojek là ứng dụng trong lĩnh vực dịch vụ cá nhân được người Indonesia sử dụng rộng rãi nhất vào năm 2019, dựa trên “Báo cáo trạng thái di động năm 2020” của App Annie.
Bloomberg cho rằng, các công ty gọi xe lớn nhất thế giới đã trải qua nhiều năm chiến đấu tốn kém trên lãnh thổ của nhau, trước khi đồng ý đứng ngoài thị trường cốt lõi của nhau.
Giám đốc điều hành Anthony Tan cho biết, công ty đang đối mặt với “cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay”, trong khi đồng sáng lập Tan Hooi Ling từng cảnh báo về một “ mùa đông dài” đối với Grab. Các nhà đầu tư hiện tại cũng tỏ ra thất vọng trước những gì Grab có thể cạnh tranh với “đối thủ truyền kiếp” trong khu vực là Gojek.
“Thỏa thuận ngừng bắn” tại Đông Nam Á khiến Uber có cổ phần đáng kể trong các đối thủ, trị giá hơn 9 tỷ USD, trong đó có 23,2% cổ phần của Grab vào cuối năm 2018. Theo các điều khoản của thỏa thuận mà Uber đã ký để rời khỏi Đông Nam Á, Grab đang mang về thu nhập hơn 2 tỷ USD cho công ty có trụ sở tại San Francisco, theo ước tính của Bloomberg.
Gần đây, cổ đông lớn SoftBank cũng đã thúc đẩy Grab “làm hòa” với Gojek. Ngay cả khi những suy đoán về khả năng sáp nhập đã xuất hiện trở lại, Bloomberg cho rằng cả hai còn lâu mới đạt được thỏa thuận này. Các cuộc đàm phán bị cản trở bởi mối quan hệ thù địch giữa hai công ty, và sự phức tạp của việc phối hợp giữa quá nhiều nhà đầu tư.
Và bất kỳ thỏa thuận nào cũng có khả năng phải đối mặt với các rào cản pháp lý vì kết hợp hai công ty hàng đầu trong khu vực, làm giảm sự cạnh tranh trong các lĩnh vực gọi xe, và mới hơn như giao hàng thực phẩm và tài chính.
Đại dịch COVID-19 và các biện pháp giãn cách xã hội đã gây thiệt hại cho cả hai công ty, buộc họ phải cắt giảm việc làm và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, Gojek đã thu được vốn mới từ Facebook và PayPal cho nỗ lực tạo ra một nền tảng thanh toán kỹ thuật số trong khu vực.
Mộc Diệp(T/H)/ Sở hữu trí tuệ