Sau nhiều ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, Việt Nam được đánh giá là đã cơ bản đẩy lùi, kiểm soát được dịch COVID-19. Trong Hội nghị với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục hoạt động xã hội trong giai đoạn “bình thường mới” khi lệnh giãn cách được nới lỏng. Đây là lúc các doanh nghiệp phải đưa ra lời giải cho bài toán khôi phục kinh tế.
Lộ trình từ kinh doanh truyền thống lên kinh doanh trực tuyến trong thời dịch
Trong hơn hai tháng qua, chuyển đổi sang mô hình bán hàng trên thương mại điện tử (TMĐT) được xem là “tất yếu” với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc chuyển đổi kinh doanh từ mô hình trực tiếp kiểu truyền thống lên trực tuyến đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi linh hoạt tư duy kinh doanh vốn có. Lúng túng trong khâu chuyển đổi, thiếu kĩ năng bán hàng trực tuyến, hạn chế kiến thức công nghệ, thiếu vốn đầu tư... là những bài toán khó được đặt ra cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs) trong bước đầu số hóa.
Không chỉ trong thời điểm dịch bệnh mà khi bước vào giai đoạn “bình thường mới” TMĐT hương mại điện tử vẫn nhiều doanh nghiệp tập trung phát triển để gia tăng hiệu quả kinh doanh. Ảnh: Cấn Dũng |
Trước nay, TMĐT được xem là hiệu quả nhất với các ngành hàng phổ biến và dễ giao dịch như đồ điện tử, thời trang, gia dụng và gần đây nhất là các mặt hàng tạp hóa hay sản phẩm tươi sống phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong giai đoạn giãn cách. Với sự tiến bộ về công nghệ như hiện nay, các chuyên gia cho rằng việc giao dịch các mặt hàng có giá trị cao như bất động sản, xe hơi hoặc cồng kềnh như đồ gỗ hay vật liệu xây dựng cũng không còn quá khó khăn nữa. Cũng như cách đây vài năm, chưa ai từng nghĩ có ngày mọi người sẽ quyết định mua quần áo, giày dép mà không cần thử trực tiếp tại cửa hàng như hiện nay.
Một bằng chứng cho công nghệ hiện đại hỗ trợ sự tiến bộ của thương mại điện tử là hình thức livestream đang dần thay thế các hình thức quảng cáo sản phẩm thông thường. Bán hàng qua livestream trở thành một kênh hấp dẫn với cả người mua lẫn người bán. Livestream trong ngành thương mại điện tử là một mô hình đầy sáng tạo, cho phép người dùng tương tác và cùng tham gia, góp phần thúc đẩy các giao dịch diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Nhưng mặt khác, để thu hút người xem và chốt được đơn hàng qua livestream cũng đòi hỏi nhà bán hàng phải đầu tư về nội dung và có khả năng dẫn chuyện tốt. Đây cũng là một lợi thế khi tận dụng kênh livestream của trang TMĐT khi được đào tạo hoàn toàn miễn phí bởi một đội ngũ chuyên nghiệp.
Kinh doanh trên sàn TMĐT - “điểm tựa” cho doanh nghiệp tăng trưởng
Thực tế cũng chứng minh, khi doanh nghiệp tận dụng được nền tảng công nghệ ưu việt và các chính sách hỗ trợ của sàn TMĐT, việc gia tăng doanh số trong thời gian ngắn là hoàn toàn khả thi. Đơn cử như anh Trịnh Trung Hậu - chủ doanh nghiệp cung cấp sản phẩm gia dụng nhà bếp Bambamstore và chị Trương Thị Tâm - chủ doanh nghiệp mỹ phẩm hữu HHspa. Tận dụng những thế mạnh khác nhau của sàn TMĐT Lazada, họ hiện cùng đạt tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn dịch.
Chị Trương Thị Tâm, chủ doanh nghiệp mỹ phẩm hữu cơ HHSpa là một trường hợp tiêu biểu cho tăng trưởng thông qua hình thức bán hàng livestream mới lạ. "Lúc đầu, tôi còn dè dặt vì phương pháp này quá mới. Nhưng tại thời điểm dịch bùng phát, khi thực sự áp dụng triệt để công cụ này, tôi mới thấy được hết thế mạnh của nó. Hình thức này mô phỏng hiệu quả hình thức bán hàng trực tiếp, thu hút khách hàng hiệu quả và mang lại kết quả kinh doanh vượt xa mong đợi”, chị Tâm chia sẻ Trong thời điểm giãn cách xã hội, chị Tâm sản xuất 10 tập/tuần, gấp 5 lần thời gian trước. Hoạt động này đã mang lại kết quả kinh doanh bất ngờ, doanh thu tăng gấp 14 lần, số lượng đơn hàng tăng gấp 15 lần và số lượng người theo dõi tăng gấp 70 lần so với thời điểm trước dịch.
Khi bước vào giai đoạn “bình thường mới”, các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn TMĐT tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách tài chính để đầu tư mở rộng kinh doanh. Đơn cử như sàn Lazada đã xúc tiến những gói vay ưu đãi với các đơn vị ngân hàng, nhà phát hành thẻ…để nhà bán hàng tận dụng giải quyết khó khăn hay chủ động mở rộng quy mô doanh nghiệp. Chính sách này đã góp phần hỗ trợ Trần Lâm – ông chủ Julyhouse thực hiện “cuộc chơi lớn”, đầu tư vào sản xuất nước rửa tay sát khuẩn nhằm bắt kịp nhu cầu thị trường ngay từ thời điểm đầu năm 2020. Theo anh Trần Lâm, phần lợi nhuận có được từ giai đoạn này đã tiếp tục giúp công ty mạnh dạn phát triển thêm các sản phẩm và thương hiệu khác dành cho nhu cầu bổ sung sức đề kháng và chăm sóc sức khoẻ như HeVieFood, hay sản phẩm tận dụng ưu thế của Việt Nam như dòng chăm sóc tóc từ chiết xuất Bồ Kết và dầu Mắc Ca Macaland để chuẩn bị cho thị trường quay trở lại khi mùa dịch đi qua.
Không chỉ trong thời điểm dịch bệnh mà khi bước vào giai đoạn “bình thường mới”, các sàn TMĐT như Lazada vẫn liên tục thay đổi chính sách hỗ trợ nhà bán hàng, tăng nhân sự giúp giải quyết các vấn đề với khách hàng. Gần đây nhất, sàn này còn ra mắt gói “kích cầu kinh tế” để giúp 45.000 SMEs bằng hàng loạt ưu đãi như miễn phí vận chuyển nội thành cho 10 đơn hàng đầu tiên cho các nhà bán hàng đăng ký thành công trong tháng 5 là cơ hội “vàng” để doanh nghiệp tự tin kinh doanh online với chi phí thấp, hiệu quả cao.
Theo Cẩm Tú/Báo Công Thương Điện Tử