Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 20/04/2024

Khoai lang, tổ yến Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trườngTrung Quốc

vietq 10:31 11/11/2022

Cơ quan chức năng Trung Quốc đã chính thức ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với sản phẩm tổ yến và khoai lang Việt Nam. Điều này đồng nghĩa 2 sản phẩm của Việt Nam sắp được xuất khẩu chính ng

Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Trung Quốc vừa có Công điện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, ĐSQ đã nhận được Nghị định thư (phía Trung Quốc đã ký) về yêu cầu kiểm dịch đối với sản phẩm tổ yến và khoai lang của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc để chuyển cho Bộ NN&PTNT theo hình thức ký luân lưu.

Khoai lang, tổ yến Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

"Với việc ký Nghị định thư nói trên, kể từ ngày 10/11, khoai lang, tổ yến Việt Nam sẽ là sản phẩm nông sản thứ 12, 13 xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc sau 11 loại quả gồm: Thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải và sầu riêng", ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT thông tin.

Đây là tin vui với ngành nông nghiệp, bởi từ trước đến nay, thị trường xuất khẩu lớn của khoai lang là Trung Quốc nhưng chủ yếu qua đường tiểu ngạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả nông dân và doanh nghiệp.

“Thời gian qua, chúng ta đã gửi hồ sơ nhiều nhưng phía Trung Quốc mới kiểm tra một số vùng trồng và cơ sở, phải đợi họ kiểm tra và công nhận thêm để đủ số lượng xuất khẩu. Do đó, thời gian qua, khoai lang mất giá nên bà con bỏ trồng nhiều khiến sản lượng giảm mạnh”, ông Thiệt nói.

Song, để được xuất khẩu chính ngạch, điều kiện tiên quyết là phải thiết lập, xây dựng được các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phù hợp yêu cầu của nước nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Văn Liêm – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Long, là địa phương có vùng sản xuất khoai lang lớn, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân đang có nhu cầu được chứng nhận về chỉ dẫn, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói… cho khoai lang theo yêu cầu của phía thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, đề nghị các tỉnh phải rất tích cực trong việc cùng với Cục Bảo vệ thực vật hoàn thiện các hồ sơ kỹ thuật. Vì các thị trường nhập khẩu hiện nay đều yêu cầu phải quản lý cụ thể từng vùng trồng, cơ sở đóng gói. Do vậy, trách nhiệm của địa phương rất lớn trong việc thường xuyên giám sát, đôn đốc, đảm bảo sản phẩm của địa phương đáp ứng đủ, đúng với yêu cầu của các nước xuất khẩu sản phẩm.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu khoai lang của Việt Nam đạt khoảng 39 triệu USD, trong đó khoai lang thô đạt trên 15,3 triệu USD và khoai lang chế biến đạt khoảng 23,1 triệu USD, còn lại là lá khoai lang.

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho hay, từ đầu năm 2022 đến nay, với sự vào cuộc của Bộ NN&PTNT, các cơ quan trong nước, cùng sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc trong việc tăng cường thúc đẩy công tác mở cửa thị trường cho sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, đến nay, 2 quốc gia đã hoàn tất hồ sơ thủ tục mở cửa thị trường cho một số nông sản Việt Nam.

Theo đó, Trung Quốc đã cho phép xuất khẩu chính thức trái sầu riêng và thí điểm xuất khẩu đối với chanh leo sang thị trường nước này. Ngoài ra, hai bên cũng ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với chuối tươi, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm chuối tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới.

Hiện nay, Việt Nam có 11 loại quả được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Cụ thể gồm thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, sầu riêng và chanh dây. Tuy nhiên, đối với quả chanh leo, Trung Quốc chỉ đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu thử.

Bạn đang đọc bài viết Khoai lang, tổ yến Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trườngTrung Quốc tại chuyên mục Hợp tác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Hợp tác
Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho rằng, phải đơn giản hóa danh mục kiểm tra chuyên ngành, rà soát đánh giá lại toàn bộ Luật Kiểm tra chuyên ngành, đẩy nhanh thực hiện lộ