Theo xu hướng từ quý trước, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục dành một phần chi tiêu cho các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp với tỷ lệ 38% trong quý II năm nay, giảm nhẹ 2% so với quý đầu, theo số liệu thống kê mới nhất từ Nielsen, một công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu.
Điều này giúp Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ cao nhất trên toàn cầu về việc chi tiêu cho các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp, theo sau là Thụy Sĩ (35%), Indonesia (35%) và Trung Quốc (33%).
Trong quý II, sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam (44%, tương đương mức 3 tháng đầu năm), vượt qua sự ổn định của công việc (42%, giảm 4%).
Việt Nam đứng đầu thế giới về tỷ lệ chi tiêu bảo hiểm sức khỏe cao cấp
Bà Louise Hawley, Giám đốc điều hành Nielsen Vietnam nhận định người tiêu dùng Việt đang quan tâm đến sức khỏe hơn bao giờ hết. Ô nhiễm không khí và môi trường là những chủ đề nóng hổi đang ngày càng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi người.
“Với thực trạng môi trường đáng báo động hiện nay cùng với nhận thức tăng cao của người tiêu dùng, sức khỏe dự kiến sẽ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong quý III/2019”, bà cho hay.
Việt Nam dẫn đầu thế giới về tỷ lệ chi tiêu bảo hiểm sức khỏe cao cấp |
Sự lo ngại về việc gia tăng hóa đơn tiện ích của người Việt Nam đã tăng mạnh từ 6% lên 13%.
Ngoài ra, các lĩnh vực quan trọng được quan tâm khác của người tiêu dùng Việt Nam là Tình hình kinh tế (21%, -6% so với quý trước) và Giáo dục & phúc lợi của con cái (9%, + 2%).
Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vẫn duy trì ổn định trong quý II/2019 với chỉ số 123 điểm phần trăm, giảm 6 điểm so với quý trước.
Tuy nhiên, Việt Nam tiếp tục nằm trong những quốc gia lạc quan nhất toàn cầu và xếp thứ 4 trên thế giới vì có chỉ số người tiêu dùng tích cực nhất, tiếp theo sau là Ấn Độ, Philippines và Indonesia.
Lý do sụt giảm là xu hướng giảm của các yếu tố chính bao gồm sự lạc quan về các cơ hội việc làm, an ninh về tình hình tài chính cá nhân và ý định chi tiêu mua sắm.
So với cùng quý của năm 2018, chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) Việt Nam tăng 3 điểm với sự tăng trưởng của 2 trong số 3 động lực chính là sự lạc quan về cơ hội việc làm và ý định chi tiêu mua sắm (tương ứng + 5 điểm và + 4 điểm).
Yếu tố an tâm về tình hình tài chính cá nhân vẫn duy trì ổn định so với quý II năm ngoái.
Theo Phương Anh/TheLEADER