Hà Nội, Thứ Năm Ngày 21/11/2024

Những thành phần độc hại trong mỹ phẩm người tiêu dùng cần biết để tránh

VIETQ 06:55 18/09/2022

Mỹ phẩm là sản phẩm quen thuộc đối với nhiều người tuy nhiên trong các thành phần của mỹ phẩm cũng tiềm ẩn nhiều thành phần độc hại.

Thực tế có hàng ngàn sản phẩm mỹ phẩm khác nhau trên thị trường, tất cả đều có sự kết hợp khác nhau của các thành phần. Mặc dù công thức của mỗi sản phẩm khác nhau nhưng hầu hết các loại mỹ phẩm đều có sự kết hợp của ít nhất một số thành phần cốt lõi như nước, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất làm đặc, chất làm mềm, màu, hương thơm và chất ổn định độ pH. Các thành phần có thể có trong tự nhiên hoặc nhân tạo, nhưng bất kỳ tác động tiềm ẩn nào đến sức khỏe của chúng ta phụ thuộc chủ yếu vào các hợp chất hóa học mà chúng được tạo ra. Do đó khi thấy những thành phần dưới đây trong mỹ phẩm người tiêu dùng nên tránh dùng.

Triclosan

Đây là một loại thuốc trừ sâu, có công thức tương tự với chất độc màu da cam được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, chất khử mùi, chất tẩy rửa, nệm, dụng cụ vệ sinh, chất rửa tay, kem đánh răng, và nhiều hơn nữa.

Hóa chất này có tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh nên thường được sử dụng làm thành phần trong kem đánh rằng để làm giảm vi khuẩn trong các mảng bám răng, làm giảm sự hình thành vôi răng, giảm mùi hôi trong miệng. Tuy nhiên, một số tác động của hóa chất này lên cơ thể con người được xem là có hại, các nhà khoa học trường Đại học Y khoa Tufts (Mỹ) cho biết.

Trong khi các công ty sản xuất hàng tiêu dùng có chứa triclosan cho rằng nó nằm ở mức độ an toàn, nhưng trong thực tế, cơ quan Bảo vệ môi trường liên bang Mỹ (EPA) đã liệt kê triclosan vào danh sách các loại thuốc trừ sâu nguy hiểm. EPA đánh giá chất triclosan gây nguy hiểm cho sức khỏe con người cao gấp 2 lần so với môi trường. Đặc biệt hơn, chất titane dioxyde (một dạng của triclosan) đã được trung tâm nghiên cứu quốc tế về các bệnh ung thư (centre internationale de Recherche sur le Cancer) đưa vào danh sách các thành phần có thể gây ra bệnh ung thư.

Nhiều thành phần có trong mỹ phẩm gây hại cho người dùng nên biết để tránh. Ảnh minh họa

Flo

Flo được đưa vào làm một trong những thành phần chính của kem đánh răng với công dụng tăng cường tái khoáng hoá cho men răng và giảm sâu răng. Tuy nhiên fluoride là một chất gây rối loạn nội tiết, hóa vôi tuyến dương vật, có thể làm giảm chức năng tuyến giáp và tuyến thượng thận. Fluoride làm tăng nguy cơ ung thư, tổn hại DNA, khử hoạt tính các enzym trong cơ thể, làm tăng tốc độ lão hóa, phá vỡ hệ thống miễn dịch, nên được tránh cả trong kem đánh răng và trong nước.

Hydrated silica

Hydrated silica (nguồn gốc từ thạch anh, cát, và đá lửa) trong kem đánh răng đóng vai trò như chất làm trắng răng có thể làm mài mòn và tổn thương men răng vì nó làm thay đổi sự cân bằng axit trong miệng, nướu răng và lưỡi.

Tiến sĩ Samuel Epstein, Chủ tịch Liên minh phòng chống Ung thư thế giới và cũng là người đã nhận Giải thưởng Nobel vào năm 1998 đã khẳng định trong cuốn sách của ông, mặc dù các kích ứng do kem đánh răng là rất ít nhưng nó có thể gây đau miệng, viêm nướu, tổn hại men răng, đau lưỡi và tổn thương màng nhầy.

Ông khuyến cáo người tiêu dùng không nên dùng các sản phẩm chứa Hydrated Silica nhằm tránh gây hại men răng. Đặc biệt, tránh dùng kem đánh răng chứa thành phần hydrated silica và cellulose khi đang bệnh nướu răng, sâu răng và nướu răng nhạy cảm với các hoa chất.

Tờ The Naples Daily News dẫn lời tiến sĩ Warren Scherer thuộc Trường đại học Nha khoa New York (Mỹ) khuyến cáo, tốt nhất là người tiêu dùng nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chiết xuất từ thảo mộc tự nhiên để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của chính mình.

Sodium lauryl sulfate/ Sodium laureth sulfate

SLS là thành phần chính của một loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, được sử dụng trong một số loại kem đánh răng, dầu gội, xà phòng… để tạo bọt, làm chất tẩy rửa mạnh. Đối với kem đánh răng, SLS được cho là giúp loại bỏ mảng bám răng. Tuy nhiên, SLS đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh là có thể ăn mòn răng và gây hại cho tế bào da. Ngoài ra, SLS còn gây ô nhiễm nước ngầm, gây độc cho cá và động vật thủy sinh khác.

Các nhà sản xuất SLS gần đây đã kiến nghị đưa chất này vào danh sách thuốc trừ sâu được dùng trong canh tác hữu cơ, nhưng đề xuất đã bị bác bỏ do nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của nó. Quá trình sản xuất chất này cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, với thành phần là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và hợp chất lưu huỳnh gây ung thư. SLS còn có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang và thận, gây rối loạn ở bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, chất này còn có hại cho mắt: có thể khiến cho thị lực trẻ phát triển không ổn định, gây đục thủy tinh thể ở người lớn, làm phát ban trên da, gây ra chứng rụng tóc, bệnh gàu và dị ứng.

Các nhà khoa học Mỹ cũng cho biết thêm, SLS có thể xâm nhập vào cơ thể và lưu giữ lại tại vùng mắt, não, tim và gan. Cơ thể chúng ta không thể loại hết các loại sulfate. Điều này có nghĩa là chỉ một lượng nhỏ dần dần có thể tích tụ trong cơ thể đến mức độc hại. Với các em bé có trọng lượng cơ thể nhỏ, sự việc sẽ trở nên tồi tệ hơn với trẻ em.

Hương liệu tổng hợp

Parfum (Fragance) đây là hương liệu tổng hợp từ các thành phần hóa học dùng để tạo ra hương thơm nhân tạo cho mỹ phẩm, thường được ghi chung chung là parfum/fragance. Các chất này có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hay chứng rối loạn nội tiết, khó thở và có thể ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản.

Paraben

Thường thì nhà sản xuất không đề paraben ngay trên nhãn của sản phẩm mà sẽ nêu một loạt các chất có họ paraben như methylparaben, propylparaben, ethylparaben, butylparaben…. Những chất này thường được dùng trong việc bảo quản mỹ phẩm và thức ăn…Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ, vì thế có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da (dermatitis). Parabens còn có khả năng gây ra ung thư vú, sớm gây ra các triệu chứng của sự mãn kinh (menopause) và cả chứng loãng xương (osteoporosis). Propylparaben giảm khả năng sinh sản ở nam. Methylparaben thúc đẩy quá trình lão hóa dưới ánh nắng mặt trời. Trong họ nhà parabens thì butylparaben và isobutylparaben là độc nhất, tiếp đến là propylparaben và isopropylparaben, ít độc hơn cả là methyl và ethylparaben.

Phenoxyethanol

Đây là một loại hóa chất bảo quản ở dạng dầu. Chất này bị coi là chất kích ứng da. Phenoxyethanol là nguyên chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay thần kinh. Trong mỹ phẩm, tỷ lệ của nó ít khi vượt quá 1%, tuy nhiên lại rất hay được sử dụng. Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo phenoxyethanol có thể gây nôn mửa và ỉa chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Phenoyethanol được sử dụng nhiều trong các loại kem dưỡng da.

Methylisothiazolinone

Đây là chất bảo quản sát khuẩn, thường dùng nhiều trong mỹ phẩm, ở các sản phẩm có chứa nước (khăn ướt lau cho em bé, dung dịch rửa tay, nước súc miệng, sữa tắm, nước tẩy trang…). Methylisothiazolinone đã được chứng minh khi bôi ngoài da sẽ gây viêm da dị ứng tiếp xúc, là một loại dị ứng da cấp tính nghiêm trọng.

Tetrasodium EDTA

Là 1 hoá chất nền hoà tan trong nước, có khả năng ngậm các ion kim loại giúp chúng tương tác ổn định, tránh cho các chất hoá học phản ứng với nhau. chất này thường dùng đi kèm với các kim loại kiềm trong các sản phẩm tẩy rửa giúp giảm cặn trong xà phòng và tăng khả năng tạo bọt cũng như tạo độ mềm, mịn giả cho da và tóc. đặc biệt hoá chất này ko thể tự phân huỷ mà sẽ remain trong không khí/nước gây nguy hiểm nếu hít hoặc tiếp xúc trong thời gian dài

DEA, Diethanolamine/MEA, Monoethanolamine /TEA,Triethanolamine

Đây là chất phụ gia, chất tạo bọt có mặt trong kem đánh răng, rất nhiều loại mỹ phẩm (mascara, suncreen, eyeliner, eyeshadow, blush, foundation, primer…), và cả trong một vài loại thuốc trừ sâu. Các chất này gây kích ứng mạnh ở da và mắt, gây ra các bệnh về viêm da tiếp xúc đồng thời có khả năng gây biến đổi hormone và có liên quan đến các bệnh ung thư. Các chất này bị hạn chế sử dụng ở Châu Âu nhưng ko bị cấm ở Mỹ.

EPA, cơ quan quản lý môi trường Mỹ khẳng định "Việc sử dụng liên tục các chất này làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư gan, ung thư vú, và ung thư thận". Các nguy cơ này tăng lên một cách nghiêm trọng ở trẻ em.

Propylene Glycol

Propylene glycol là một dạng dầu khoáng. Đây là một loại cồn được sản xuất thông qua quá trình lên men bằng nấm men trên cơ chất là một loại carbohydrate nhất định. Propylene glycol có nhiều loại và nhiều cách sử dụng. Propylene glycol loại công nghiệp là thành phần hoạt chất trong tác nhân làm nguội và chống đông nhiên liệu động cơ, sơn, men, và véc-ni. Propylene glycol dạng dược phẩm được sử dụng trong sữa rửa mặt, dầu gội, dầu xả, kem đánh răng và các sản phẩm cho trẻ em, như là chất làm ẩm, dung môi hoặc chất có hoạt tính bề mặt.

Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) đánh giá Propylene glycol là một hoá chất rất độc hại, nguy hiểm. Khi sử dụng các sản phẩm Propylene Glycol cần phải sử dụng trang phục bảo hộ; sau khi sử dụng, các sản phẩm này phải được thiêu huỷ bằng cách vùi sâu dưới lòng đất. Các chất này thâm nhập nhanh chóng qua da , làm suy giảm chức năng của các proteine cấu trúc trong cơ thể. Tác dụng của chúng mạnh tới mức có thể hoà tan các hạt cấu trúc từ trong xương. Nếu dùng PG trong thời gian dài sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hoá đồng thời gây rối loạn cho não, gan và thận.

Chất tạo ngọt Aspartame, Saccharine

Đây là những chất làm ngọt nhân tạo thường có mặt trong các công thức kem đánh răng và nhiều loại thực phẩm không đường. Mỗi thứ đều có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần phải tránh hoàn toàn.

Titanium dioxide

Titanium - một nguyên tố hóa học được tìm thấy trong một số kem đánh răng. Đáng nói, hóa chất này nguy hại gấp hai lần so với thủy ngân và có thể gây ung thư đối với người sử dụng. Kết quả nghiên cứu trên cơ thể chuột cho thấy, titanium dioxide gây hủy hoại mô gan, thận, đặc biệt làm gãy AND dẫn tới nguy cơ ung thư cao.

Aluminium

Aluminium thường được sử dung trong các sản phẩm lăn khử mùi để gây ức chế việc bài tiết mồ hôi cũng bị liệt vào một trong những nguyên nhân gây ung thư vú.

Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP)

Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP) thường được sử dụng như chất mang hương liệu tổng hợp. Các họ hợp chất này hay thấy trong nhiều loại sản phẩm, nhưng thường không được các nhà sản xuất ghi trên nhãn thành phần. Chúng có thể gây những tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới.

Ở Anh, Mỹ, Canada và nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm và đồ chơi. Phthalates thường được tìm thấy trong các sản phẩm : xịt tóc, son môi, nước hoa và sơn móng. Kí hiệu trên nhãn sản phẩm: Benzylbutyl phthalate (BzBP), Di-n-butyl phthalate hoặc Dibutyl phthalate (DBP), Diethyl phthalate (DEP)

Chì

Chì được tìm thấy trong son môi và nhiều loại mỹ phẩm khác như phấn nền, sản phẩm chăm sóc da… là loại hóa chất gây ra hàng loạt tác hại cho cơ thể. Tiếp xúc lâu dài với chì có thể dẫn đến ung thư, gây tổn hại trong quá trình mang thai cũng như dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau đầu và khó chịu. Nó còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em.

Mineral Oil

Dầu khoáng Mineral Oil là khoáng dầu, được làm từ dầu hỏa thô hay dầu mỏ (người ta đun dầu hỏa lên đến khoảng 210°C và sau đó lọc ra thành nhiều thành phần dầu). Chất này có tác dụng làm mềm, mượt da nhưng lại ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, dễ gây mụn. Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Mineral Oil thường được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng thể, dưỡng da mặt như dầu mát xa, dầu tẩy trang, baby oil, vaseline…Kí hiệu trên nhãn sản phẩm: petrolatum, petroleum jelly, mineral oil

Formaldehyde

Được sử dụng như chất bảo quản .Thông thường cơ thể con người sản xuất ra formaldehyde nhưng chỉ với một lượng nhỏ và vô hại. Một khi tiếp xúc quá nhiều với formaldehyde có thể dẫn tới dị ứng ở mắt, mũi, cổ họng và da, nguy hiểm hơn còn gây ra bệnh hen suyễn. Formaldehyde cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều dạng ung thư khác nhau. Formaldehyde có trong một số sản phẩm như sơn móng, khử mùi cơ thể, dầu gội… Kí hiệu trên nhãn sản phẩm: Formaldehyde, Formalin, Urea, Diazolidinyl urea, Imidazolidinyl urea, DMDM hydantoin, Quaternium-15, 2-bromo-2-nitropropane-1,3-diol, và Sodium hydroxylmethylglycinate

Hóa chất trong kem chống nắng

Những hóa chất này giúp chống lại các tia cực tím. Chúng được cơ thể hấp thu rất dễ dàng nhưng có thể gây rối loạn nội tiết, làm tổn hại các tế bào và dẫn đến ung thư. Tên thường gặp của các hóa chất này là benzophenone, PABA, avobenzone, homosalate và ethoxycinnmate. Chúng thường được tìm thấy trong các sản phẩm chống nắng.

Màu tổng hợp (FD&C colors)

Màu tổng hợp (FD&C colors) có nguồn gốc từ hắc ín (petroleum) và được dùng làm màu nhân tạo cho các sản phẩm mỹ phẩm. Chất này thường được thử nghiệm trên động vật vì các khả năng gây ung thư. Các sản phẩm có chứa hoá chất này: dầu gội, sản phẩm chăm sóc da, tẩy rửa cơ thể, chăm sóc dành cho trẻ, chăm sóc tóc, đồ trang điểm. Kí hiệu trên nhãn sản phẩm: FD&C hoặc D&C được theo sau bằng 1 tên và số (FD&C RED NO. 40).

Dioxane

Dioxane là một sản phẩm phụ tạo ra của ethoxylation, quá trình sản xuất nhằm giảm kích ứng da của các thành phần có nguồn gốc từ xăng dầu. Tuy nhiên đây là chất gây ung thư, bị nghi ngờ gây độc cho máu và tim mạch, đường ruột, hệ thống miễn dịch, thận, thần kinh, hô hấp và da. Các sản phẩm có chứa dioxane: dầu gội, rửa mặt, tẩy rửa cơ thể, tắm bọt, sản phẩm tắm cho trẻ, xà phòng nước.

DMDM Hydantoin / Ure Imidazolidinyl

Đây là 2 trong số những chất bảo quản có khả năng sản sinh ra phormon. Hoạt chất này có thể gây đau cơ, ung thư, phản ứng da, dị ứng, trầm cảm, đau đầu, đau ngực, viêm tai, mệt mỏi mãn tính, chóng mặt và mất ngủ. Nếu chẳng may tiếp xúc phải, các chất này có thể gây kích ứng hệ hô hấp, tim đập nhanh hoặc hen suyễn, ho lâu dài và cảm lạnh.

Dioxin

Là loại hoá chất bị cấm trong mọi loại sản phẩm. Dioxin thường chứa các chất chống khuẩn như triclosan, chất nhũ hoá….Dioxin gây ra các bệnh nguy hiểm ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh, vô sinh và dị dạng ở thai nhi. Nó nguy hại tới mức, chỉ cần một phần nghìn tỷ của giọt dioxin cũng có thể gây ra sự phá hủy hormone nếu ta bơi trong một hồ bơi lớn gấp 300 lần tiêu chuẩn Olympic. Cơ thể chúng ta hoàn toàn không có khả năng chống lại tác động của dioxin.

Benzoyl Peroxide

Là hóa chất thường thấy trong các loại mỹ phẩm trị mụn. Benzoyl Peroxide được Hiệp hội hóa chất Mỹ đánh giá: “Tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương ADN ở người và động vật có vú nếu dùng ở nồng độ không thích hợp. Rất độc nếu hít phải, nhiều khả năng gây tổn thương khi nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Gây kích ứng da, mắt và hô hấp.”

Quaternium-15

Là chất bảo quản. Trong những điều kiện nhất định chất này có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người. Bạn cũng có thể bị viêm da nếu da nhạy cảm.

Hydroquinone

Được sử dụng như thành phần làm trắng da, hoạt động hiệu quả nhờ cơ chế tẩy nhanh các tế bào hắc sắc tố khỏI bề mặt da. Chất này có thể gây đỏ da, ngứa vùng mặt, mụn mọc nhiều hơn, da nhờn sẽ nhờn hơn, datrở nên mỏng và căng, nổi hạt đỏ li ti sần khắp hết mặt… Thời gian sau bắt đầu nổi mụn, da trở nên bóng nhờn, sạm lại.

Talc (hydrous magnesium silicate)

Là một chất ngậm nước, chất này được chính phủ Canada liệt vào danh sách các chất độc hại. Tuy vậy, với hàm lượng nhất định, nó vẫn được dùng cho một số sản phẩm phấn dạng bột như phấn rôm, các loại phấn trang điểm dạng bột như phấn phủ, má, mắt… Hạt talc có chứa amiăng, tăng khả năng bị mắc các bệnh hô hấp, ung thư phổi, ung thư buồng trứng và ung thư da.

Sodium Hydroxide

Chính xác thì đây là chất độc giết người. Sodium hydroxyde có trong các loại kem đánh răng thông dụng, đặc biệt là các loại kem đánh răng tự xưng là "làm trắng tối đa", "làm trắng bổ sung vì có khả năng tẩy sạch bồn cầu... Nó cũng được dùng rất nhiều trong các loại sữa rửa mặt, kem tẩy trắng da.

Axit Boric

Là hoá chất gây nguy hại cho sức khoẻ nếu hít phải, gây hại cho hệ thận, hệ tim mạch, hệ thần kinh trung ương. Thành phần này được dùng để diệt khuẩn, thường có trong thành phần của các loại kem chống hăm.

Bronopol

Đây là thành phần có tác dụng kháng khuẩn và được sử dụng trong bảo quản, tuy nhiên nó có thể giả phóng ra hàm lượng formaldehyde. Bronopol thường có trong các loại khăn ướt.

Bạn đang đọc bài viết Những thành phần độc hại trong mỹ phẩm người tiêu dùng cần biết để tránh tại chuyên mục Tin tức 24h. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức 24h